Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Công Thương Việt Nam giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Nợ xấu tồn tại tất yếu trong hoạt động tín dụng và duy trì nợ xấu ở mức độ an toàn là một trong các mục tiêu quan trọng của NHTM. Nợ xấu không chỉ là nguyên nhân cơ bản gây mất an toàn làm gia tăng trích lập dự phòng rủi ro gia tăng chi phí đòi nợ từ đó gây sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những tác động tiêu cực về tài chính nợ xấu còn ảnh hưởng đến uy tín của bản thân ngân hàng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống ngân hàng. Việc quản lý nợ xấu được coi là hoạt động quan trọng để các ngân hàng xác định nguyên nhân dự đoán tổn thất từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do nợ xấu cũng như đưa ra các giải pháp dự phòng tránh nợ xấu lặp lại trong tương lai. NHTMCP Công Thương Việt Nam là một trong bốn NHTM cổ phần có vốn Nhà nước chi phối có quy mô tổng tài sản và quy mô dư nợ lớn hàng đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam. Hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và quản lý nợ xấu của NHTMCP Công Thương Việt Nam có sự chuyển biến tốt trong những năm gần đây. Bên cạnh những thành công hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng cũng còn những hạn chế vướng mắc các biện pháp xử lý nợ xấu chưa đa dạng Nợ đã bán cho VAMC theo hình thức trái phiếu đặc biệt chưa được xử lý dứt điểm. Để thực hiện được các mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam 1 đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 Quyết định 986 QĐ TTg và yêu cầu đặt ra đối với việc tuân thủ chuẩn mực Basel II đối với hệ thống NHTM Việt Nam NHTMCP Công Thương Việt Nam cần có những biện pháp quyết liệt hơn trong QLNX tại Ngân hàng. Với mong muốn tìm hiểu phân tích để góp thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    76    2    01-05-2024
157    151    16    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.