Hội Thảo Mùa Hè tại Đà Nẳng, Việt Nam, 28-30 tháng 7, 2005 Chuyển Giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ và phân tích lý thuyết và kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình chuyển giao công nghệ. Các mức độ chuyển giao công nghệ Phân loại kỹ thuật và chuyển giao công nghệ | Hội Thảo Mùa Hè tại Đà Nẳng, Việt Nam, 28-30 tháng 7, 2005 Chuyển Giao Công Nghệ: Phân Tách Lý Thuyết và Kinh Nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam Võ Xuân Hân ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với đa số các nước đang mở mang không có khả năng tự tạo lấy kỹ thuật công nghệ tân tiến trong nước, chuyển giao công nghệ (CGCN: technology transfer) xuyên qua đầu tư ngoại quốc (ĐTNQ) hay ngoại thương là một vấn đề then chốt cho việc phát triển và sống còn. Trong thập niên vừa qua, ĐTNQ vào các nước chuyển tiếp ở Âu và Á Châu nói tổng thể đã tăng trưởng nhanh chóng. Từ ngày Đổi Mới đến nay, ĐTNQ vào Việt Nam trải qua các thăng trầm, nhưng có khuynh hướng đi lên đôi chút trong những năm mới đây. Trong khi đó, ngoại thương của các quốc gia nầy đã tăng rất nhanh. Một câu hỏi lớn cần đặt ra là các nước đang chuyển tiếp đã thâu thập được gì về mặt kỹ thuật từ bên ngoài? Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế gắt gao và toàn cầu hóa ngày nay, muốn nâng cao phẩm chất phát triển ở các quốc gia đang chuyển tiếp từ kinh tế hoạch định sang kinh tế thị trường như Việt Nam, cần phải biết cách khai thác và lợi dụng khoa học và kỹ thuật phát xuất từ bên ngoài. Riêng đối với các nước mới bước vào giao đoạn công nghệ hóa như Việt Nam, vấn đề chuyển giao nầy càng có một tầm quan trọng lớn hơn nữa một phần vì nền kinh tế còn lạc hậu cần phải hiện đại hóa để theo kịp đà thế giới, một phần vì thiếu kinh nghiệm trong việc chuyển giao công nghệ, thiếu môi trường chuyển giao tốt, cùng như các khiếm khuyết về chính sách. Nói chung, sự tăng trưởng và ổn định về mặt vỹ mô đạt được ở các nước chuyển tiếp như Trung Quốc và Việt Nam đánh dấu những thành tựu kinh tế đáng kể, nhưng các thành tựu nầy không đũ để bảo đảm cho sự phát triển bền vững về lâu dài. Một căn bản bản kỹ thuật vững chắc trong nước là điều kiện cần thiết về hai phương diện: thứ nhất là về mặt bảo đảm phát triển; thứ hai là về mặt hội nhập kinh tế thế giới. Trong thực tế, hai mặt nầy chỉ là hai cách nhìn khác nhau của cùng một vấn đề, là vấn đề tiến bộ, hay đặt

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    486    1    13-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.