Bài báo trình bày sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả na từ khi hình thành cho đến khi quả chín. Hàm lượng diệp lục trong vỏ quả na đạt giá trị cao nhất khi được 13 tuần tuổi và giảm nhanh khi quả ở 15 tuần tuổi, hàm lượng carotenoit thấp từ khi hình thành quả đến 13 tuần tuổi sau đó tăng nhanh cho đến khi quả chín hoàn toàn. Hàm lượng vitamin C và hàm lượng đường khử tăng liên tục và đạt giá trị tối đa ở 15 tuần tuổi sau đó giảm nhẹ. Hàm lượng axit hữu cơ tổng số tăng đến 11 tuần tuổi sau đó giảm xuống. Hàm lượng tinh bột tăng dần từ những thời kì đầu và đạt cực đại khi quả 13 tuần tuổi, sau đó giảm dần. Hoạt độ của α - amylaza trong thịt quả na biến động phù hợp với sự biến động của tinh bột và đường khử theo tuổi phát triển của quả. Hoạt độ catalaza tăng dần và đạt cực đại khi quả 13 tuần tuổi rồi giảm dần. Hoạt độ peroxydaza tăng liên tục đến khi quả chín. | Nghiên cứu sự chuyển hóa sinh lí hóa sinh theo tuổi phát triển của quả na Annona squamosa L. trồng tại Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 6 2020 999-1008 Vol. 17 No. 6 2020 999-1008 ISSN 1859-3100 Website http Bài báo nghiên cứu NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN HÓA SINH LÍ HÓA SINH THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ NA Annona squamosa L. TRỒNG TẠI THANH HÓA Lê Văn Trọng Trường Đại học Hồng Đức Việt Nam Tác giả liên hệ Lê Văn Trọng Email tronghongduc@ Ngày nhận bài 08-8-2019 ngày nhận bài sửa 04-3-2020 ngày chấp nhận đăng 08-6-2020 TÓM TẮT Bài báo trình bày sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lí hóa sinh theo tuổi phát triển của quả na từ khi hình thành cho đến khi quả chín. Hàm lượng diệp lục trong vỏ quả na đạt giá trị cao nhất khi được 13 tuần tuổi và giảm nhanh khi quả ở 15 tuần tuổi hàm lượng carotenoit thấp từ khi hình thành quả đến 13 tuần tuổi sau đó tăng nhanh cho đến khi quả chín hoàn toàn. Hàm lượng vitamin C và hàm lượng đường khử tăng liên tục và đạt giá trị tối đa ở 15 tuần tuổi sau đó giảm nhẹ. Hàm lượng axit hữu cơ tổng số tăng đến 11 tuần tuổi sau đó giảm xuống. Hàm lượng tinh bột tăng dần từ những thời kì đầu và đạt cực đại khi quả 13 tuần tuổi sau đó giảm dần. Hoạt độ của α - amylaza trong thịt quả na biến động phù hợp với sự biến động của tinh bột và đường khử theo tuổi phát triển của quả. Hoạt độ catalaza tăng dần và đạt cực đại khi quả 13 tuần tuổi rồi giảm dần. Hoạt độ peroxydaza tăng liên tục đến khi quả chín. Dựa trên kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng ở tuần thứ 15 giá trị dinh dưỡng của quả là tốt nhất vì vậy quả na nên được thu hoạch ở thời điểm này để đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong quá trình bảo quản. Từ khóa quả na chỉ tiêu sinh lí chỉ tiêu sinh hóa chín sinh lí 1. Đặt vấn đề Cây na có tên khoa học là Annona squamosa L. thuộc họ na Annonaceae có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mĩ hiện đang được trồng phổ biến ở nhiều