Đánh giá hiểu biết định lượng của học sinh lớp 8 sử dụng hệ thống các nhiệm vụ đặt trong ngữ cảnh thực tế đa dạng

Bài viết thực hiện đánh giá hiểu biết định lượng (HBĐL) của học sinh lớp 8, sử dụng hệ thống các nhiệm vụ đặt trong ngữ cảnh thực tế đa dạng. Các nhiệm vụ của nghiên cứu được thiết kế dựa trên mô hình HBĐL của Goos và cộng sự (2011) cùng với khung đánh giá HBĐL bốn mức độ do nhóm tác giả đề xuất. | Đánh giá hiểu biết định lượng của học sinh lớp 8 sử dụng hệ thống các nhiệm vụ đặt trong ngữ cảnh thực tế đa dạng HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2020 Volume 65 Issue 1 pp. 127-136 This paper is available online at http ĐÁNH GIÁ HIỂU BIẾT ĐỊNH LƯỢNG CỦA HỌC SINH LỚP 8 SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÁC NHIỆM VỤ ĐẶT TRONG NGỮ CẢNH THỰC TẾ ĐA DẠNG Nguyễn Thị Tân An và Trần Quang Hiền Khoa Toán Trường Đại học Sư phạm Huế Đại học Huế Tóm tắt. Đối với nhiều học sinh toán học ở nhà trường là kiến thức tách rời với cuộc sống hàng ngày. Để giúp học sinh thu hẹp khoảng cách giữa toán học và thực tế các em phải có cơ hội để thực hành và áp dụng kiến thức toán đã được học vào nhiều tình huống khác ngoài toán. Trong bài báo này chúng tôi thực hiện đánh giá hiểu biết định lượng HBĐL của học sinh lớp 8 sử dụng hệ thống các nhiệm vụ đặt trong ngữ cảnh thực tế đa dạng. Các nhiệm vụ của nghiên cứu được thiết kế dựa trên mô hình HBĐL của Goos và cộng sự 2011 cùng với khung đánh giá HBĐL bốn mức độ do nhóm tác giả đề xuất. Kết quả từ việc phân tích dữ liệu đã cho chúng tôi đi đến kết luận rằng khả năng HBĐL của học sinh lớp 8 là chưa cao đặc biệt là khi gặp các nhiệm vụ đặt trong ngữ cảnh không quen thuộc và qua đó chúng tôi cũng đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển HBĐL cho học sinh. Từ khóa Hiểu biết định lượng Goos khung đánh giá học sinh lớp 8. 1. Mở đầu Trong lớp học toán học sinh thường áp dụng các quá trình toán đã được học vào những nhiệm vụ cụ thể. Nhưng để sử dụng các quá trình đó một cách linh hoạt và phù hợp khi cần thiết ở bên ngoài lớp học thì học sinh cần hiểu ý nghĩa đằng sau các phép toán các quá trình các khái niệm và có khả năng kết nối các ý tưởng toán học khác nhau. Kiến thức được học để hiểu và có thể sử dụng khi cần thiết là quan trọng hơn học để ghi nhớ thuộc lòng. Nếu học sinh tập luyện và thực hành một quá trình mà không hiểu ý nghĩa của quá trình đó thì khó có thể sử dụng trong các tình huống thực tế một .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.