So với dịch thuật và nghiên cứu, phê bình tiểu thuyết Đức thế kỉ XX ở Việt Nam sau năm 1986 chưa có nhiều thành tựu. Tiểu thuyết gia Đức thế kỉ XX được nghiên cứu nhiều nhất ở Việt Nam là Franz Kafka. Một số nhà văn như Herman Hesse, Anna Seghers và Erich Maria Remarque dù được dịch nhiều ở Việt Nam nhưng việc tiếp nhận tác phẩm của họ qua nghiên cứu, phê bình lại hạn chế. | Tiếp nhận tiểu thuyết Đức thế kỉ XX ở Việt Nam từ phương diện nghiên cứu phê bình sau năm 1986 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2020 Volume 65 Issue 2 pp. 10-17 This paper is available online at http TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT ĐỨC THẾ KỈ XX Ở VIỆT NAM TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH SAU NĂM 1986 Ôn Thị Mĩ Linh Trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. So với dịch thuật và nghiên cứu phê bình tiểu thuyết Đức thế kỉ XX ở Việt Nam sau năm 1986 chưa có nhiều thành tựu. Tiểu thuyết gia Đức thế kỉ XX được nghiên cứu nhiều nhất ở Việt Nam là Franz Kafka. Một số nhà văn như Herman Hesse Anna Seghers và Erich Maria Remarque dù được dịch nhiều ở Việt Nam nhưng việc tiếp nhận tác phẩm của họ qua nghiên cứu phê bình lại hạn chế. Một tác giả lớn được nghiên cứu nhiều trên thế giới như Günter Grass chưa được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Rào cản về ngôn ngữ sự thiếu vắng các chính sách thúc đẩy nghiên cứu sự vắng bóng tiểu thuyết Đức thế kỉ XX trong chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông có thể là những nguyên nhân lí giải cho bức tranh nghiên cứu phê bình thiếu toàn diện này. Từ khóa Tiếp nhận tiểu thuyết Đức thế kỉ XX Franz Kafka Günter Grass. 1. Mở đầu Nhìn qua bức tranh nghiên cứu trên thế giới chúng tôi nhận thấy rằng tiếp cận văn học Đức đặc biệt là tiểu thuyết Đức thế kỉ XX từ lí thuyết tiếp nhận là hướng đi mà đã được nhiều học giả quan tâm. Vận dụng lí thuyết tiếp nhận trong nghiên cứu học giả trên thế giới chú ý tới mối quan hệ giao lưu văn hóa ở các thời điểm lịch sử quá trình dịch thuật các tác phẩm văn học và hiện tượng thâm nhập của các yếu tố văn học nước ngoài tới văn học trong nước. Bên cạnh việc xem xét lịch sử tiếp nhận các nền văn học các nhà nghiên cứu còn chú ý tới việc tiếp nhận các tác gia văn học cụ thể. Tuy nhiên vấn đề tiếp nhận văn học Đức nói riêng tiếp nhận tiểu thuyết Đức thế kỉ XX nói riêng chưa được đề cập đến trong bất kì công trình nào ở nước ngoài viết bằng tiếng Anh