Mục đích nghiên cứu của bài báo chỉ ra mối liên hệ giữa phát triển năng lực mô hình hóa toán học (bước 1 của quy trình mô hình hóa) cho học sinh và phát huy khả năng giao tiếp ở học sinh thông qua khai thác một đặc trưng về thành tố của năng lực mô hình hóa toán học. | Định hướng dạy học nhằm khai thác một đặc trưng về thành tố của năng lực mô hình hóa toán học HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2020 Volume 65 Issue 4 pp. 146-152 This paper is available online at http ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC NHẰM KHAI THÁC MỘT ĐẶC TRƯNG VỀ THÀNH TỐ CỦA NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC Hoa Ánh Tường Khoa Toán - Ứng dụng Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt. Chương trình giáo dục phổ thông mới ở Việt Nam được công bố năm 2018 đã đề cập năng lực mô hình hóa là một trong năm năng lực Toán học cốt lõi. Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình là một nội dung khó đối với học sinh trung học cơ sở. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp và tiến hành thực nghiệm trên các em học sinh lớp 8 và lớp 9. Mục đích nghiên cứu của bài báo chỉ ra mối liên hệ giữa phát triển năng lực mô hình hóa toán học bước 1 của quy trình mô hình hóa cho học sinh và phát huy khả năng giao tiếp ở học sinh thông qua khai thác một đặc trưng về thành tố của năng lực mô hình hóa toán học. Cuối bài viết chúng tôi minh họa mối liên hệ này thành sơ đồ 1 giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong việc giúp học sinh vượt qua khó khăn là thiết lập được phương trình hoặc hệ phương trình khi giải các bài toán thực tế. Từ khóa năng lực mô hình hóa toán học giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình đặc trưng về thành tố của năng lực mô hình hóa toán học. 1. Mở đầu Mô hình hóa MHH trong dạy học Toán đang được nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm nghiên cứu 1-3 5-13 . Việc dạy học toán tách rời khỏi ứng dụng của nó trong thực tiễn chỉ mang lại cho học sinh HS những kiến thức hình thức không giúp họ phát triển các năng lực cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cuộc sống hàng ngày. Để giải tốt dạng toán giải bài toán bằng cách lập phương trình PT hoặc hệ PT thì HS cần toán học hóa các yếu tố thực tế trong bài thông qua mối liên hệ giữa các đại lượng. Trong 2 chúng tôi đã chỉ ra HS gặp