SỬ DỤNG MÔ HÌNH NĂNG LỰC

Sử dụng mô hình năng lực để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng những nhu cầu phát triển khu kinh tế dung quát. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự bùng nổ tri thức hiện nay, hệ thống giáo dục và đào tạo của tất cả các quốc gia trên thế giới bị đặt vào tình trạng khủng hoảng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh thực tiễn này, các quốc gia đều hướng tới đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo đồng thời đổi mới những tiếp cận. | SỬ DỤNG MÔ HÌNH NĂNG LỰC1 ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHỮNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản Trị (CEMD) Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức đã đặt các doanh nghiệp và các tổ chức trên toàn thế giới vào trong tình trạng thiếu hụt nhân lực. Điều này càng bức bách với Việt nam và Khu Kinh tế Dung quất. Bài viết đề xuất một hướng đi và các đề xuất cụ thể cho việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho Khu Kinh tế Dung quất thông qua mô hình phát triển nhân lực trên cơ sở năng lực – một mô hình đã và đang được áp dụng rất phổ biến và thành công trên thế giới. Đặt vấn đề Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay, hệ thống giáo dục và đào tạo của tất cả các quốc gia trên thế giới bị đặt vào tình trạng khủng hoảng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và nền kinh tế. Trước thực tiễn này, các quốc gia đều hướng tới đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo đồng thời đổi mới những tiếp cận trong việc đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển của mình. Boyatzis và các đồng sự (1995, trang 4) đã tổng kết các nhược điểm của các mô hình giáo dục và đào tạo truyền thống từ các 1 Competency-Based Model: Thuật ngữ competency là một thuật ngữ gây nhầm lẫn trong tiếng Việt. Tôi tạm dịch thuật ngữ này giống như một số chương trình, tổ chức đã thực hiện mô hình này ở Việt nam dùng là Năng lực. Vì thế, competency-based model tạm dịch là Mô hình dựa trên năng lực và được gọi tắt là Mô hình Năng lực nghiên cứu khác nhau, và chỉ ra là hệ thống và các chương trình giáo dục và đào tạo được cung cấp bởi các trường hiện nay: (1) Quá nặng về phân tích, không định hướng thực tiễn và hành động; (2) Thíếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân; (3) Thiển cận, hạn hẹp, không có tiếp cận toàn diện tổng thể trong những giá trị và tư duy của nó; và (4) Không giúp .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.