Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5- 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, đòi hỏi cả một quá trình, phải có sự kiên trì của cả giáo viên và trẻ. Dạy trẻ làm quen với tiếng Việt là dạy cái gì, dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng Việt với tư cách là bộ môn Khoa học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp. | Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số độ tuổi 5- 6 tuổi tại lớp lá 4 trường Mầm non Ea Na I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa ông cha ta đã có câu Trẻ lên ba cả nhà học nói vì vậy học nói là vấn đề vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ nói chung và các cháu là dân tộc thiểu số nói riêng. Ở trường tôi các cháu là dân tộc thiểu số chiếm 42 5 tổng số học sinh toàn trường. Lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy 100 các cháu đều là dân tộc thiểu số nên bản thân tôi là giáo viên đứng lớp luôn mong muốn các cháu được tiếp cận với tiếng Việt một cách nhanh nhất hiệu quả nhất trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho trẻ để từ đó các cháu có một nền tảng ngôn ngữ vững vàng cho hành trang tiếp theo của các cấp học. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người. Ở độ tuổi mầm non trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói vì vậy mà cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ đặc biệt trẻ dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu thường dùng tiếng mẹ đẻ hàng ngày do tiếp xúc những người thân trong gia đình nên gặp khó khăn trong việc tiếp thu tiếng Việt dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Chính vì vậy việc cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng nghe hiểu và giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ ở các bậc học tiếp theo và trong cuộc sống hàng ngày. Vì thực tế trong cuộc sống chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện đàm thoại thảo luận trình bày những hiểu biết suy nghĩ giải thích một vấn đề nào đó trong cuộc sống như Kể lại được sự việc câu chuyện đã được nghe được chứng kiến hay tự mình nghĩ ra sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe hiểu lời nói của cô của những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ tiếng Việt. Để trẻ hiểu và nói được tiếng Việt một cách .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.