Đánh giá thực trạng hoạt động dạy vẽ cho trẻ mầm non 5 tuổi, đề ra giải pháp nhằm: Giúp trẻ có khả năng vẽ tốt hơn, phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực thể hiện ý tưởng qua tranh vẽ. Từ đó kích thích sự hứng thú của trẻ với hoạt động tạo hình. Đồng thời giúp giáo viên mầm non dạy học có hứng thú và đam mê sáng tạo, qua đó truyền cảm hứng và nuôi dưỡng óc sáng tạo cho trẻ qua hoạt động tạo hình. | Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi phát triển khả năng sáng tạo khi vẽ trong hoạt động tạo hình I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục phát triển thẩm mĩ là một trong năm mặt giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non góp phần hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Trong chương trình giáo dục mầm non giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ được tiến hành thông qua nhiều hoạt động mà tạo hình được coi là hoạt động nghệ thuật có ưu thế. Bởi tạo hình là hoạt động được trẻ mầm non rất ưa thích đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác tri giác thẩm mỹ góp phần nâng cao trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật cơ sở hình thành thị hiếu thẩm mỹ sau này cho trẻ. Trẻ em luôn tò mò ham muốn học hỏi tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi được tham gia vào các hoạt động tạo hình trẻ thực sự được lĩnh hội và phát triển khả năng hoạt động trí tuệ như óc quan sát trí nhớ tư duy tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên ngày càng trở nên tốt hơn về lượng và chất. Chính vì vậy ở trường mầm non vẽ giữ vị trí quan trọng trong hoạt động tạo hình. Dạy vẽ cho trẻ giúp khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có của trẻ. Những nét vẽ nghệch ngoạc hồn nhiên hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ những nét vẽ bức tranh đó chính là cảm xúc tình cảm là mơ ước mà trẻ đã thể hiện trên trang giấy. Vì vậy nếu giáo viên biết cách tổ chức một cách khoa học hợp lý thì hiệu quả sẽ được nâng lên. Thực tế hiện nay kỹ năng vẽ và tính sáng tạo trong các bài vẽ của trẻ mầm non 5 tuổi chưa cao do giáo viên còn thực hiện rập khuôn theo nội dung hướng dẫn thực hiện chương trình chưa biết cách khai thác tìm tòi những nội dung phù hợp với khả năng thực tế của trẻ. Cô thường xuyên sử dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu. Điều đó đã làm tê liệt những cảm xúc ý tưởng sáng .