Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp và các hình thức tổ chức cung cấp tiếng Việt cho trẻ độ tuổi mầm non tại trường Mầm non Hoa Sen nhằm tạo điều kiện giúp trẻ nghe và hiểu được lời hướng dẫn các hoạt động của giáo viên, thông qua việc cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. | Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ DTTS Đề tài Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ĐỀ TÀI MỘT VÀI KINH NGHIỆM CUNG CẤP VỐN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ DTTS 5 6 TUỔI I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia gồm 54 dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp trong cộng đồng người Việt mà còn được dùng làm phương tiện giao tiếp giữa người Việt với người thuộc các dân tộc khác và cả giữa người các dân tộc khác với nhau. Từ sau năm 1945 tiếng Việt không chỉ là tiếng nói phổ thông của các dân tộc mà đã trở thành ngôn ngữ quốc gia chính thức và được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong giáo dục tiếng Việt là công cụ dạy học ở tất cả các cấp học từ Giáo dục Mầm non đến đào tạo thạc sĩ tiến sĩ ở tất cả các vùng miền và đối với tất cả các dân tộc. Một trong những thành tựu lớn lao nhất của Giáo dục Mầm non là làm cho trẻ sử dụng được một cách thành thạo tiếng Việt trong đời sống hằng ngày. Tiếng Việt là phương tiện quan trọng nhất để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc để giao lưu với những người xung quanh để tư duy để tiếp thu khoa học để bồi dưỡng tâm hồn Trẻ em Tốt nghiệp xong trường Mẫu giáo là đứng trước một nền văn hóa đồ sộ của dân tộc và nhân loại mà nó có nhiệm vụ phải lĩnh hội những kinh nghiệm của cha ông để lại đồng thời có sứ mạng xây dựng nền văn hóa đó trong tương lai. Cho nên việc phát triển tiếng Việt cho trẻ em lứa tuổi Mẫu giáo là một nhiệm vụ cực kì quan trọng mà ở tuổi Mẫu giáo lớn nhiệm vụ đó phải được hoàn thành. Đặc biệt đối với trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số thì nhiệm vụ này là hết sức cần thiết. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ nên khó khăn trong việc tiếp nhận tiếng Việt dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô. Chính vì vậy việc cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm nhằm hình thành và phát triển những kỹ .