Bài viết đề về định hướng chiến lược, hiện trạng phát sinh chất thải, xây dựng pháp luật bảo vệ môi trường, những khoảng trống về chính sách, thực tiễn quản lý chất thải chăn nuôi trong xây dựng nông thôn mới, từ đó đưa ra một số giải pháp về cơ chế chính sách, công nghệ nhằm quản lý, khai thác và tái sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi. | Quản lý chất thải nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới QUẢN L CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG NTM TS. Trần Văn Thể47 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi ngày càng có vai trò quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Phát triển ngành chăn nuôi được thể hiện rõ trong các chính sách chiến lược phát triển quy hoạch tổng thể và đề án tái cơ cấu ngành. Cụ thể Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến 2020 theo Quyết định số 10 2008 QĐ-TTg ngày 16 1 2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 theo Quyết định số 124 QĐ-TTG ngày 2 2 2012 của Thủ tướng Chính phủ trong đó chăn nuôi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển và chuyển dịch kinh tế nông thôn. Năm 2013 Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 899 QĐ-TTg ngày 10 6 2013 của Thủ tướng Chỉnh phủ Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng phát triển bền vững Quyết định 984 QĐ-BNN-CN ngày 22 11 2013 đã đưa ra nhiều mục tiêu và nội dung tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái khai thác lợi thế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để thực hiện được các mục tiêu chiến lược nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành chăn nuôi cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề BVMT bởi hoạt động chăn nuôi gây phát sinh lớn chất thải có hàm lượng hữu cơ cao khó xử lý và đang gây ô nhiễm môi trường quan trọng. Vấn đề quản lý chất thải chăn nuôi cũng đang đặt ra nhiều thách thức trong việc xây dựng ban hành và thực thi văn bản pháp luật BVMT và trong thực tiễn ở các địa phương để vừa quản lý hiệu quả vừa BVMT đồng thời tạo ra các sản phẩm phân bón có giá trị dinh dưỡng cao hướng đến phát triển nền nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong bài viết này .