Vai trò AFP, AFP-L3, PIVKA II trong tiên lượng tái phát sau phẫu thuật cắt gan cho ung thư biểu mô tế bào gan

Nghiên cứu tiến cứu thực hiện tại khoa U gan, Trung tâm Ung Bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, 108 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan theo phác đồ của Bộ Y tế Việt Nam, theo dõi ít nhất 12 tháng (12-22 tháng) hay đến thời điểm tái phát. AFP, AFP-L3, PIVKA II được đo bởi máy µTasWako i30 trước phẫu thuật, 1 tháng sau phẫu thuật và mỗi 3 tháng sau đó. Phân tích số liệu trong tiên lượng sống không tái phát qua phương pháp Kaplan-Meier, kiểm định bằng Log-rank test qua phần mềm SPSS 20. | Vai trò AFP AFP-L3 PIVKA II trong tiên lượng tái phát sau phẫu thuật cắt gan cho ung thư biểu mô tế bào gan Vai trò AFP AFP-L3 PIVKA II trong tiên lượng tái phátBệnh sau phẫu viện Trung thuật ương cắt gan. Huế VAI TRÒ AFP AFP-L3 PIVKA II TRONG TIÊN LƯỢNG TÁI PHÁT SAU PHẪU THUẬT CẮT GAN DO UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN Võ Duy Thuần1 Hồ Sĩ Minh2 Ngụy Như Trinh2 Bùi Thanh An1 Dương Huỳnh Thiện1 Vũ Quang Minh1 Nguyễn Thành Ngoan1 Bành Trung Hiếu1 Nguyễn Đình Song Huy3 TÓM TẮT Mở đầu HCC là loại ung thư thường gặp đứng hàng thứ 6 trong các loại ung thư và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới. Ở Việt Nam có tỷ lệ mắc và tử vong đứng hàng đầu do nguyên nhân ung thư. Mặc dù phẫu thuật là phương pháp được chọn lựa đầu tiên để điều trị và có tiên lượng tốt hơn các phương pháp khác nhưng tỷ lệ tái phát vẫn còn cao. Gần đây AFP AFP-L3 PIVKA II đã được sử dụng tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan do đó chúng tôi muốn bước đầu đánh giá sự phối hợp 3 chất này trong tiên lượng tái phát sau phẫu thuật cắt gan do HCC. Bệnh nhân và phương pháp Nghiên cứu tiến cứu thực hiện tại khoa U gan Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Chợ Rẫy 108 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan theo phác đồ của Bộ Y tế Việt Nam theo dõi ít nhất 12 tháng 12-22 tháng hay đến thời điểm tái phát. AFP AFP-L3 PIVKA II được đo bởi máy µTasWako i30 trước phẫu thuật 1 tháng sau phẫu thuật và mỗi 3 tháng sau đó. Phân tích số liệu trong tiên lượng sống không tái phát qua phương pháp Kaplan-Meier kiểm định bằng Log-rank test qua phần mềm SPSS 20. Kết quả 108 bệnh nhân có 91 nam 17 nữ độ tuổi trung bình 56 5 9 8 nguyên nhân chủ yếu là nhiễm virus viêm gan siêu vi B 75 tất cả bệnh nhân đều nằm trong xơ gan Child-Pugh A. Dựa vào Kaplan-Meier cho thấy tỷ lệ sống không tái phát thấp kết hợp với số lượng chất chỉ điểm khối u dương tính tăng. Kết luận Càng nhiều các chất chỉ điểm khối u tăng càng làm giảm tỷ lệ sống không tái phát. Từ khóa Ung thư biểu mô tấ bào gan Chất chỉ điểm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.