Tiếp nhận trường hợp Người thứ 41 của Boris Lavrenjov tại Việt Nam

Tác phẩm Người thứ 41 được nhà văn Boris Lavrenjov - một cựu chiến binh Vệ Quốc, viết và hoàn thành vào tháng 3/1924. Tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc Nội chiến gay gắt ở Nga. Vì vậy, người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được một không khí gay gắt, căng thẳng được tạo nên bởi những mâu thuẫn giai cấp trong tác phẩm. Bài viết này trình bày nghiên cứu của tác giả về tác phẩm "Người thứ 41" với mong muốn góp phần tái hiện một quá trình tiếp nhận, sự giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia trong bối cảnh mới, đồng thời khẳng định lại một lần nữa giá trị của nền nghệ thuật Nga. Mời các bạn cùng tham khảo. | Tiếp nhận trường hợp Người thứ 41 của Boris Lavrenjov tại Việt Nam Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TIẾP NHẬN TRƯỜNG HỢP NGƯỜI THỨ 41 CỦA BORIS LAVRENJOV TẠI VIỆT NAM Hà Thị Hồng Sang Lê Minh Tú Sinh viên năm 3 Khoa Ngữ văn GVHD PGS TS Phạm Thị Phương 1. Đặt vấn đề . Năm 1989 phong trào Perestroika ở nước Nga phát triển tới đỉnh cao và lan rộng khắp mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn học Nga vốn phân hoá thành nhiều thành phần khuynh hướng bước vào giai đoạn này đã bộc lộ sự khủng hoảng sâu sắc. Một nền văn học vang động trong lịch sử nay đứng trước nguy cơ đánh mất độc giả vì không còn theo kịp bước chân thời đại và trình độ nghệ thuật nhân loại. Thời điểm đó nhà văn V. Erofiev đã viết bài Lời ai điếu cho văn học Xô viết1 như một tuyên bố sự cáo chung của một thời kì văn học từng lừng lẫy. Tuy nhiên thời gian đã khẳng định những giá trị nghệ thuật đích thực sau gần hai mươi năm nhiều sáng tác văn học Xô viết đang dần khởi sinh và tìm lại chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Như một quy luật văn học Nga Xô viết lại tiếp tục được nâng niu trên tay của những thế hệ độc giả mới Việt Nam. Xu hướng toàn cầu hóa cùng những tương đồng tương hợp trong văn hóa tình hình đất nước đã tạo cơ hội để các tác phẩm vang bóng một thời quay trở lại ngự trị trong lòng độc giả. Nhận thấy được bước ngoặt này trong tình hình tiếp nhận văn học chúng tôi quyết định tìm đến tác phẩm Người thứ 41 làm đối tượng khảo sát với mong muốn góp phần tái hiện một quá trình tiếp nhận sự giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia trong bối cảnh mới đồng thời khẳng định lại một lần nữa giá trị của nền nghệ thuật Nga. . Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự lên ngôi của khoa học công nghệ những tiếp xúc giao lưu bên ngoài biên giới không còn là một rào cản quá khó khăn. Điều này cho phép du nhập nhiều lí thuyết tiếp nhận văn học mới trong đó có nhánh Xã hội học văn học và nhánh Phê bình hồi ứng-độc giả. Ở Việt Nam nghiên cứu và thực nghiệm theo các nhánh này còn hạn chế tài liệu lí thuyết chưa nhiều chủ yếu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
463    21    1    30-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.