Mục đích nghiên cứu này nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường THCS Quận 5, TPHCM. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường THCS này. | Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường trung học cơ sở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh Năm học 2015 - 2016 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trí Hậu Lê Hoài Mi Trần Nguyễn Bích Ngọc Sinh viên năm 3 Khoa Khoa học Giáo dục GVHD TS Nguyễn Đức Danh 1. Lí do chọn đề tài Sự hội nhập về kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi nền giáo dục quốc gia phải không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đạo tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đó. Để đánh giá được chất lượng giáo dục khâu kiểm tra đánh giá phải tổ chức nghiêm túc và khoa học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học và liên hệ mật thiết đến việc phản ánh chất lượng dạy học. Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh HS vẫn còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh phổ thông vẫn nặng về kiến thức sách vở chưa tập trung vào sự phát triển của người học và chủ yếu ở các mức thấp của sự lĩnh hội là nhớ và tái hiện kiến thức. Mục tiêu đánh giá kết quả học tập chỉ chú trọng điểm số cuối của quá trình dạy học và mục đích của kiểm tra đánh giá vẫn chủ yếu phục vụ công tác quản lí như xếp loại HS xét lên lớp cấp chứng chỉ Trong khi đó chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh và giáo viên thông qua kiểm tra đánh giá các môn học hầu như chưa được chú trọng. Các công trình đã thực hiện chỉ mới tiếp cận các hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập KQHT của học sinh ở các bậc học như trung học phổ thông THPT trung cấp nghề cao đẳng đại học ở các địa phương khác nhau mà chưa đi sâu vào cấp học trung học cơ sở THCS . Các đề tài đã tiếp cận hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của HS ở cấp học THCS nhưng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ 1 trường và đồng thời chỉ tập trung vào xác định thực trạng kiểm tra đánh giá là chủ yếu mà chưa đi sâu vào .