Số phận người phụ nữ trong Hồng Lâu Mộng

Cho đến nay, qua nhiều thành tựu của những nhà nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định việc tìm hiểu con người trong tác phẩm văn học là cách tiếp nhận đúng đắn giá trị văn học của tác phẩm. Tiếp cận với vấn đề về con người, mà cụ thể ở đây với sự tìm hiểu về Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng, sẽ giúp chúng ta có thể hiểu sâu thêm về những số phận của người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” qua cách viết mới của Tào Tuyết Cần. Từ đó, có thể cảm thông, trân trọng những thân phận liễu bồ ở tác phẩm cũng như trong cuộc sống. | Số phận người phụ nữ trong Hồng Lâu Mộng Năm học 2011 - 2012 SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG HỒNG LÂU MỘNG Đặng Ngọc Ngận Sinh viên năm 3 Khoa Ngữ văn GVHD TS Phan Thu Vân Phùng Kì Dung - một nhà Hồng học Trung Quốc - đã từng nhận xét Hồng lâu mộng là một thiên li tao không vần. Từ khi Hồng lâu mộng ra đời tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc không còn xuất hiện tác phẩm nào có thể vượt qua nó Hồng lâu mộng đã góp phần làm cho đời sống văn học Trung Quốc nói riêng văn học nhân loại nói chung trở nên sôi nổi. Với nhiều ý kiến về tác phẩm của Tào Tuyết Cần dù khen hay chê tất thảy đều mạnh mẽ quyết liệt và có một giá trị nhất định. Thời gian trôi qua những xúc cảm nóng bỏng và đầy tính nhân bản về những gì mà tác phẩm mang lại cho người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng. Điều đó lí giải vì sao tên tuổi Tào Tuyết Cần và tác phẩm Hồng lâu mộng đã vượt tầm biên giới Trung Hoa để sánh vai cùng các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Có được vị trí đặc biệt ấy trên văn đàn là bởi các vấn đề mà tác giả đã đề cập được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào vấn đề đó cũng mới cũng lạ cũng gây hứng thú vô cùng cho người đọc. Những điều đó không nằm ngoài khát vọng của con người về hạnh phúc về tình yêu Ở đó hình tượng và số phận con người được thể hiện một cách rõ ràng đặc biệt là số phận của người phụ nữ được lột tả sâu sắc mà hơn một lần nhà văn đã thốt lên bằng cả một trái tim một tâm hồn nâng niu và trân quý. Từ hơn 2300 năm trước trong Nghệ thuật thơ ca Aristote đã đưa việc tìm hiểu phân tích con người và số phận con người lên hàng đầu. Cách tìm hiểu đó hướng tới đối tượng và mục đích của văn học. Cho đến nay qua nhiều thành tựu của những nhà nghiên cứu khoa học có thể khẳng định việc tìm hiểu con người trong tác phẩm văn học là cách tiếp nhận đúng đắn giá trị văn học của tác phẩm. Tiếp cận với vấn đề về con người mà cụ thể ở đây với sự tìm hiểu về Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng sẽ giúp chúng ta có thể hiểu sâu thêm về những số phận của người phụ nữ trong Giấc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    68    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.