Thi pháp chân không trong “Tiếng rền của núi”

Soi chiếu thi pháp chân không vào một tác phẩm cụ thể của Kawabata là Tiếng rền của núi, người viết sẽ có dịp làm rõ hơn thủ pháp nghệ thuật đặc thù này thông qua nội dung truyện và tư tưởng của nhà văn. Tiếng rền của núi tuy không phải là một trong ba tác phẩm được thẩm định cho giải Nobel của Kawabata nhưng giá trị văn học, văn hóa của nó đã được khẳng định. Tác phẩm là sự lo âu về những điều tưởng như thường nhật cuộc sống mà có sức ám gợi đến cả một thế hệ con người. Đó là chân không, là chiếc gương soi đa sắc của tất cả những gì hiện hữu. | Thi pháp chân không trong Tiếng rền của núi Năm học 2008 2009 THI PHÁP CHÂN KHÔNG TRONG TIẾNG RỀN CỦA NÚI Nguyễn Hồng Anh Sinh viên năm 3 Khoa Ngữ văn GVHD TS. Nguyễn Thị Bích Thúy 1. Lí do chọn đề tài Cái đẹp cứu rỗi thế giới câu nói bất tử của Dostoievski hay là tham vọng sống của những người con thuộc xứ sở Phù Tang mang trong mình trái tim nghệ sĩ. Cái đẹp lặng yên và thâm sâu cái đẹp cao sang và bình dị cái đẹp của cỏ cây vạn vật đọng trong tiếng chuông đền Mii trong điệu luân vũ của ngàn cánh hạc chính là tâm hồn Nhật Bản là cách cứu rỗi thế giới của Yasunari Kawabata nhà văn Nhật đầu tiên đoạt giải Nobel với những tác phẩm Vốn chẳng có gì để kể . Đó là cách ghi nhận vũ trụ qua một hạt cát thiên đường trên một cành hoa vô biên trong lòng bàn tay và thiên thu trong khoảnh khắc một giờ . Con đường đến với cái đẹp của Kawabata là con đường thâm nhập đến tận cùng linh hồn dân tộc trải qua sự chiêm nghiệm sâu xa từ những khoảng trống không lời khoảng trống ấy chính là thi pháp chân không. Soi chiếu thi pháp chân không vào một tác phẩm cụ thể của Kawabata là Tiếng rền của núi người viết sẽ có dịp làm rõ hơn thủ pháp nghệ thuật đặc thù này thông qua nội dung truyện và tư tưởng của nhà văn. Tiếng rền của núi tuy không phải là một trong ba tác phẩm được thẩm định cho giải Nobel của Kawabata nhưng giá trị văn học văn hóa của nó đã được khẳng định. Tác phẩm là sự lo âu về những điều tưởng như thường nhật cuộc sống mà có sức ám gợi đến cả một thế hệ con người. Đó là chân không là chiếc gương soi đa sắc của tất cả những gì hiện hữu 2. Phương pháp nghiên cứu Để tiếp nhận tốt tác phẩm Kawabata trên phương diện thi pháp trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chọn phương pháp tiếp cận có hệ thống và phương pháp so sánh làm chủ đạo để thấy được hai mặt chủ yếu trong tác phẩm của ông là tính truyền thống và tính hiện đại từ đó đào sâu vào nhiều vấn đề khác. 3. Nội dung nghiên cứu . Thi pháp chân không từ thơ haiku đến tác phẩm Kawabata 3. . Giới thuyết về thi pháp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    111    2    28-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.