Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của động cơ học tập và một số xúc cảm tâm lý lên kết quả thi của sinh viên ĐHSP TPHCM. Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tích cực của cá yếu tố trên đối với kết quả thi. | Khảo sát mối tương quan giữa động cơ học tập các xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thi và kết quả thi của sinh viên năm 3 ĐHSP Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CÁC XÚC CẢM TÂM LÝ XUẤT HIỆN TRƯỚC KÌ THI VÀ KẾT QUẢ THI CỦA SINH VIÊN NĂM 3 ĐHSP Vũ Ngọc Ái Vy Sinh viên năm 3 Khoa Tâm lý Giáo dục GVHD ThS. Lý Minh Tiên 1. Mở đầu . Đặt vấn đề Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Qua đó sinh viên có thể kiểm tra lại được khối lượng tri thức mà mình đã lĩnh hội từ đó có cơ sở tự đánh giá bản thân để điều chỉnh ngày càng hòan thiện các phẩm chất năng lực của người giáo viên tương lai. Tuy vậy hoạt động thi lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố với các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong đó động cơ học tập và một số xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kỳ thi có ảnh hường không nhỏ đến kết quả thi. Nghiên cứu của về động cơ xúc cảm và nhân cách đã đề cập đến mối liên hệ giữa động cơ xúc cảm và kết quả của hoạt động như sau Đặc điểm của cảm xúc là ở chỗ nó phản ánh quan hệ giữa các động cơ các nhu cầu và kết quả của hoạt động đáp ứng các động cơ này hay là khả năng thực hiện thành công hoạt động đó của chủ thể . Vậy sự phản ánh đó là như thế nào Mối quan hệ giữa chúng ra sao Từ những suy nghĩ đó đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ mối tương quan giữa động cơ học tập và các xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thì với kết quả thi là cần thiết. Với những lý do nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài Khảo sát mối tương quan giữa động cơ học tập và một số xúc cảm tâm lý xuất hiện trước kì thi đối với kết quả thi của sinh viên năm 3 ĐHSP TPHCM . . Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu sự ảnh hưởng của động cơ học tập và một số xúc cảm tâm lý lên kết quả thi của sinh viên ĐHSP TPHCM. 217 Năm học 2008 2009 Đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực phát huy những ảnh hưởng tích cực của cá yếu tố trên đối với kết quả thi. . Phương pháp .