Các giải pháp nâng cao kiến thức thực tế nhằm tăng cường hiệu quả đào tạo nghề nghiệp theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên ngành du lịch tại trường đại học Đà Lạt

Để đáp ứng nhu cầu xã hội trên và được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2002-2003 trường Đại học Đà Lạt đã bắt đầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở bậc đại học. Với mục đích cung cấp cho sinh viên các kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức chuyên ngành để sau khi tốt nghiệp họ có thể dễ dàng nhập cuộc và nhanh chóng hòa mình vào đời sống xã hội, sử dụng kiến thức đã tích lũy để làm việc. | Các giải pháp nâng cao kiến thức thực tế nhằm tăng cường hiệu quả đào tạo nghề nghiệp theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên ngành du lịch tại trường đại học Đà Lạt CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC THỰC TẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ NGHIỆP THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CHO SINH VIÊN NGÀNH DU LỊCH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TS. Trần Duy Liên Trưởng khoa Du lịch Đại học Đà Lạt Du lịch là một trong những ngành kinh tế đang được Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta hiện nay. So với các ngành kinh tế khác du lịch là một trong những ngành kinh tế còn non trẻ của Việt Nam đặc biệt là về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ quản lý. Trong khi đó nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc nói chung và khu vực miền Trung Tây Nguyên nói riêng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu xã hội trên và được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu từ năm học 2002-2003 trường Đại học Đà Lạt đã bắt đầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở bậc đại học. Với mục đích cung cấp cho sinh viên các kiến thức khoa học cơ bản và các kiến thức chuyên ngành để sau khi tốt nghiệp họ có thể dễ dàng nhập cuộc và nhanh chóng hòa mình vào đời sống xã hội sử dụng kiến thức đã tích lũy để làm việc. Do đó mục tiêu đào tạo là đào tạo các cán bộ quản lý trong ngành Du lịch có các kỹ năng chuyên sâu về các lĩnh vực sau 1. Phân tích các yếu tố tác động lên sự phát triển du lịch quốc tế và quốc gia. 2. Nắm bắt được các chính sách và định chế về quản lý du lịch. 3. Phân tích và thực hiện các chiến lược tiếp cận thị trường du lịch. 4. Có chuyên môn sâu về ngoại ngữ chuyên ngành du lịch. 5. Có khả năng hoạch định và kiểm soát các dự án phát triển du lịch. 6. Phân tích các khả năng và dự báo được sự phát triển các loại hình du lịch. 7. Hoạch định các chính sách phát triển du lịch theo từng địa phương. 8. Có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp về hướng dẫn viên .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.