Cung-Cầu giáo dục là một cặp phạm trù luôn song hành, gắn bó mật thiết và luôn chứa đựng những mặt đối lập trong giáo dục vì con người, của con người và cho con người. Giải quyết được những mặt đối lập trong tương tác thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của cặp phạm trù này là hướng tơí xây dựng được một xã hội học tập, trong đó từng người và mọi người được học liên tục, học suốt đời. Cung-cầu giáo dục giúp cho mọi cá nhân tiếp thu được học vấn, văn hoá từ xã hội, chuyển thành năng lực và giá trị của mình theo hướng chân-thiện-mỹ. | Cung - Cầu giáo dục CUNG - CẦU GIÁO DỤC GS. TSKH. Vũ Ngọc Hải Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cung-Cầu giáo dục là một cặp phạm trù luôn song hành gắn bó mật thiết và luôn chứa đựng những mặt đối lập trong giáo dục vì con người của con người và cho con người. Giải quyết được những mặt đối lập trong tương tác thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của cặp phạm trù này là hướng tơí xây dựng được một xã hội học tập trong đó từng người và mọi người được học liên tục học suốt đời. Cung-cầu giáo dục giúp cho mọi cá nhân tiếp thu được học vấn văn hoá từ xã hội chuyển thành năng lực và giá trị của mình theo hướng chân-thiện-mỹ. Mặt khác một trong những đặc điểm nổi bật của phát triển giáo dục hiện nay là giáo dục phát triển trong một nền kinh tế chuyển đổi nền kinh tế đang trong tiến trình lột xác từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Một nền kinh tế mà trong nó đang hình thành tồn tại và phát triển thị trường lao động. Thị trường lao động và nhu cầu học tập trong xã hội làm nảy sinh và kéo theo sự hình thành và phát triển thị trường dịch vụ giáo dục đa dạng mà trong đó cung và cầu giữ vị trí thống trị. Có thể nói trong quá trình chuyển đổi trên cái cũ cái không phù hợp lạc hậu sớm muộn tất yếu sẽ bị thay thế bằng cái mới cái tiến bộ thông qua con đường phủ định biện chứng. Mặt khác hơn lúc nào hết quan hệ cung và cầu giáo dục hiện đã và đang giúp con người Việt Nam trong những năm đổi mới giữ vững vị trí chủ thể của nền kinh tế mới của các quan hệ xã hội luôn có mặt trong mọi quan hệ sản xuất và là lực lượng sản xuất đặc biệt đang tạo ra phương thức sản xuất ổn định. Quan hệ cung-cầu giáo dục hợp lý sẽ giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo của từng người để phát triển con người tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững toàn diện hài hoà cá nhân và xã hội. Quan hệ tương hỗ cung-cầu giáo dục là để thoả mãn cá nhân con người thoả mãn cộng đồng thoả mãn thị trường lao động