Chữ “tâm” (Phật giáo) trong tiểu thuyết Tây Du Ký

Bài viết trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của chữ “Tâm” (Phật giáo), bài viết trình bày kết quả nghiên cứu sự biểu hiện của chữ “Tâm” (Phật giáo) trong “Tây du ký” trên hai phương diện: Chân tâm - Vọng tâm, và các tướng trạng của Tâm. Từ đó, rút ra kết luận chính: “Tây du ký” biểu hiện cuộc đấu tranh giữa Chân tâm và Vọng tâm, và biểu hiện các tướng trạng của Tâm (Phật giáo). | Chữ tâm Phật giáo trong tiểu thuyết Tây Du Ký TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 CHỮ TÂM PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT TÂY DU KÝ Trịnh Đình Hà1 TÓM TẮT Trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của chữ Tâm Phật giáo bài viết trình bày kết quả nghiên cứu sự biểu hiện của chữ Tâm Phật giáo trong Tây du ký trên hai phương diện Chân tâm - Vọng tâm và các tướng trạng của Tâm. Từ đó rút ra kết luận chính Tây du ký biểu hiện cuộc đấu tranh giữa Chân tâm và Vọng tâm và biểu hiện các tướng trạng của Tâm Phật giáo . Do đó từ các thuật ngữ đến hình ảnh biểu tượng cốt truyện nhân vật liên quan đều được vận dụng một cách uyển chuyển biến hóa tạo nên những hình tượng vừa lạ lùng vừa gần gũi vừa lãng mạn vừa hiện thực. Từ khóa Tây du ký Tâm Phật giáo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tây du ký của Ngô Thừa Ân là một bộ tiểu thuyết thần thoại không phải sách tôn giáo. Nhưng một tác phẩm dựa trên câu chuyện một nhân vật lịch sử Phật giáo tất nhiên không thể không chịu ảnh hưởng tư tưởng và văn hóa Phật giáo trong đó có quan niệm về Tâm . Chữ Tâm trong Tây du ký từng được các nhà nghiên cứu Trung Quốc đề cập đến trong một số bài viết được in trong sách Tập san nghiên cứu văn hóa Tây du ký Bàn về Tâm học Dương Minh với lịch trình con đường tâm của Tây du ký Phan Phú Ân Bàn về chủ đề thuyết tâm tính Tây du ký Phùng Xảo Anh Tu tâm. Luyện tính. Ngộ không. Chính tâm. Trừng tâm. Vô tâm Phan Thận - Vương Hiểu Lung 27 . Tuy các bài viết đều đề cập đến chữ Tâm nhưng không phải là Tâm trong quan niệm Phật giáo mà chủ yếu trình bày khái quát lịch sử tư tưởng Trung Quốc sự giao thoa ảnh hưởng của ba nhà Nho - Đạo - Phật rồi căn cứ vào thi từ vận văn hồi mục để nhấn mạnh ảnh hưởng thuyết Tâm học của Dương Minh Nho giáo đối với Ngô Thừa Ân và xem Tây du ký như loại sách thuyết minh truyền bá tư tưởng chưa thực sự đi sâu khám phá hình tượng. Ở bài viết này chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu biểu hiện của chữ Tâm Phật giáo trong Tây du ký từ góc độ hình tượng văn học trên cơ sở tìm hiểu nghĩa của chữ Tâm này nhằm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.