Giá trị biểu đạt nghệ thuật theo xu hướng dân tộc hóa thể loại của ngôn ngữ văn học trong thơ Nôm đường luật thế kỷ XV

Bài viết chỉ giới hạn cho xu hướng nghệ thuật này của Đường luật Nôm thế kỷ XV ở bình diện ngôn ngữ văn học dân gian - một trong những thành tựu lớn, ghi nhận sự vận dụng và sáng tạo của các tri thức phong kiến khi tìm về với dòng chảy của văn học dân tộc. | Giá trị biểu đạt nghệ thuật theo xu hướng dân tộc hóa thể loại của ngôn ngữ văn học trong thơ Nôm đường luật thế kỷ XV - TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT NGHỆ THUẬT THEO XU HƯỚNG DÂN TỘC HÓA THỂ LOẠI CỦA NGÔN NGỮ VĂN HỌC TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỶ XV Trần Quang Dũng1 Lê Thị Nương2 TÓM TẮT Xu hướng dân tộc hóa thể loại của thơ Nôm Đường luật được thể hiện trên nhiều bình diện từ đề tài chủ đề cho đến hình tượng nghệ thuật từ bút pháp nghệ thuật cho đến ngôn ngữ thể loại Bài viết chỉ giới hạn cho xu hướng nghệ thuật này của Đường luật Nôm thế kỷ XV ở bình diện ngôn ngữ văn học dân gian - một trong những thành tựu lớn ghi nhận sự vận dụng và sáng tạo của các tri thức phong kiến khi tìm về với dòng chảy của văn học dân tộc. Từ khoá Thơ nôm đường luật dân tộc hoá thể loại 1. MỞ ĐẦU - Thế kỷ XV - thế kỷ khai mở đồng thời cũng là giai đoạn thịnh phát nhất của dòng thơ Nôm Đường luật TNĐL với sự xuất hiện hai tác phẩm lớn Quốc âm thi tập QÂTT của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập HĐQÂTT của Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức. Nếu QÂTT được đánh giá là cột mốc lớn vòi vọi đứng ở vị trí hàng đầu thì HĐQÂTT là cột mốc thứ hai khẳng định sự hiện diện của dòng thơ tiếng Việt tồn tại và phát triển song hành với thơ Đường luật Hán cho đến hết thời trung đại. - Ngay từ khi xuất hiện TNĐL thế kỷ XV đã khẳng định được vị trí của nó trong nền văn học chữ viết dân tộc trên cả phương diện nội dung phản ánh cũng như hình thức nghệ thuật theo xu hướng dân tộc hóa thể loại trong đó có bình diện ngôn ngữ nghệ thuật tạo nét khu biệt với Đường luật Hán nhất là ở phương diện ngôn ngữ văn học mang tính dân gian. 2. NỘI DUNG . Khi nghiên cứu diện mạo cũng như thành tựu của TNĐL thời trung đại các nhà nghiên cứu đã chú ý tới các phương diện Đề tài chủ đề ngôn ngữ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.