Luận án trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tại hai quốc gia lựa chọn là Thái Lan và Malaysia, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm; đồng thời đề xuất những hàm ý cho công cuộc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THÀNH CHUNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA THÁI LAN VÀ MALAYSIA SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành Kinh tế quốc tế Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Đinh Công Tuấn 2. TS. Dương Trung Kiên Phản biện 1 . Đỗ Đức Bình Phản biện 2 . Phạm Quý Long Phản biện 3 . Nguyễn Văn Dần Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại vào hồi . .giờ phút ngày tháng .năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát triển là nhiệm vụ tất yếu đối với mỗi quốc gia khi mô hình kinh tế cũ dựa trên những nguồn lực cũ phương thức thực hiện phân bổ nguồn lực cũ kiểu tổ chức quản lý kinh tế và và quản trị quốc gia cũ không còn phù hợp. Điều này là đúng với các quốc gia và cũng không phải là ngoại lệ đối với Việt Nam. Trong quá trình đó đòi hỏi các quốc gia cần biết cách khai thác những kinh nghiệm thành công chưa thành công của nhau để từ đó có thể thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành công tạo ra mô hình tăng trưởng kinh tế mới có mặt bằng năng suất và chất lượng hiệu quả hơn sức cạnh tranh tốt hơn. Với ý nghĩa như vậy đối với Việt Nam hiện nay khi mà mô hình tăng trưởng dựa trên quy mô lan tỏa theo diện rộng với các động lực tăng trưởng cũ đã không còn phù hợp với bối cảnh phát triển mới nữa đòi hỏi phải thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế như một yêu cầu cấp thiết nếu muốn tiếp tục kỳ vọng đạt được những thành tựu kinh tế mới. Quá trình này đòi hỏi sự nỗ lực từ nội bộ song cũng rất cần tham khảo những kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm của các quốc gia nhất là các quốc gia trong khu vực có trình độ .