(NB) Giáo trình Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh: Phần 1 với các nội dung khái quát chung về giao tiếp, chức năng của giao tiếp; cấu trúc của hoạt động giao tiếp; cơ sở tâm lý của hành vi giao tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình để nội dung kiến thức, hỗ trợ quá trình học tập và nghiên cứu. | TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG BỘ MÔN KINH TẾ GIÁO TRÌNH GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH Lưu hành nội bộ Phần 1 GIAO TIẾP Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAO TIẾP 1. Khái niệm Ngạn ngữ La tinh có câu rằng Người nào sống được một mình thì hoặc là Thánh nhân hoặc là Quỉ sứ quot . Phàm đã là người thì ai cũng phải sống trong một xã hội nhất định sinh hoạt trong những nhóm người tập thể và những cộng đồng người khác nhau. Trong quá trình sống và làm việc chung với mọi người con người có rất nhiều nhu cầu cần phải được thỏa mãn. Đó là nhu cầu trao đổi thông tin trao đổi những kinh nghiệm giữa mình với người khác nhu cầu thổ lộ những tâm tư tình cảm suy nghĩ và mong muốn được người khác cùng chia sẽ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống trong hoạt động của mình chúng ta còn muốn được người khác hợp tác và giúp đỡ và ai cũng muốn khẳng định những tài năng và đức hạnh của mình trước người khác. Tất cả những nhu cầu tâm lý xã hội đó của chúng ta chỉ có thể được thỏa mãn thông qua hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa người và người hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố như trao đổi thông tin xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố trên thì giao tiếp có ba khía cạnh chính giao lưu tác động qua lại và tri giác. Khía cạnh giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những đặc điểm đặc thù của quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên giao tiếp với nhau có tính đến cả mục đích tâm thế và ý định của nhau. Quá trình giao lưu sẽ làm giàu thêm về kiến thức kinh nghiệm của những người tham gia giao tiếp. Một khía cạnh quan trọng khác của giao tiếp đó là tác động qua lại giữa hai bên. Trong trường hợp này ngôn ngữ thống nhất và cùng hiểu biết về tình huống hoàn cảnh giao tiếp là