Năm 1949, Claude shannon đã công bố một bài báo có nhan đề " Lý thuyết thông tin trong các hệ mật" trên tạp chí " The Bell System Technical Journal". Bài báo đã có ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu khoa học mật mã. Trong chương này ta sẽ thảo luận một vài ý tưởng trong lý thuyết của Shannan. độ mật hoàn thiện. Có hai quan điểm cơ bản về độ an toàn của một hệ mật. Độ an toàn tính toán: Đo độ này liên quan đến những nỗ lực tính toán cần thiết để phá một. | Chương 2 Lý thuyết shannon Năm 1949 Claude shannon đã công bố một bài báo có nhan đề Lý thuyết thông tin trong các hệ mật trên tạp chí The Bell System Technical Journal . Bài báo đã có ảnh hưởng lớn đến việc nghiên cứu khoa học mật mã. Trong chương này ta sẽ thảo luận một vài ý tưởng trong lý thuyết của Shannan. độ mật hoàn thiện. Có hai quan điểm cơ bản về độ an toàn của một hệ mật. Độ an toàn tính toán Đo độ này liên quan đến những nỗ lực tính toán cần thiết để phá một hệ mật. Một hệ mật là an toàn về mặt tính toán nếu có một thuật toán tốt nhất để phá nó cần ít nhất N phép toán N là số rất lớn nào đó. Vấn đề là ở chỗ không có một hệ mật thực tế đã biết nào có thể được chứng tỏ là an toàn theo định nghĩa này. Trên thực tế người ta gọi một hệ mật là an toàn về mặt tính toán nếu có một phương pháp tốt nhất phá hệ này nhưng yêu cầu thời gian lớn đến mức không chấp nhận được. Điều này tất nhiên là rất khác với việc chứng minh về độ an toàn . Một quan điểm chứng minh về độ an toàn tính toán là quy độ an toàn của một hệ mật về một bài toán đã được nghiên cứu kỹ và bài toán này được coi là khó. Ví dụ ta có thể chứng minh một khẳng định có dạng Một hệ mật đã cho là an toàn nếu không thể phân tích ra thừa số một số nguyên n cho trước . Các hệ mật loại này đôi khi gọi là an toàn chứng minh được . Tuy nhiên cần phải hiểu rằng quan điểm này chỉ cung cấp một chứng minh về độ an toàn có liên quan đế một bài toán khác chứ không phải là một chứng minh hoàn chỉnh về ọ an toàn. Tình hình này cũng tương tự như việc chứng minh một bài toán là NP đầy đủ Có thể chứng tỏ bài toán đã cho chí ít cũng khó như một bài toán NP đầy đủ khác song không phải là một chứng minh hoàn chỉnh về độ khó tính toán của bài toán . Độ an toàn không điều kiện. Độ đo này liện quan đến độ an toàn của các hệ mật khi không có một hạn chế nào được đặt ra về khối lượng tính toán mà Oscar được phép thực hiện. Một hệ mật được gọi là an toàn không điều kiện nếu nó không thể bị phá thậm chí với khả năng tính .