Bài viết tìm hiểu về thực trạng đào tạo ngành Lâm sinh; thuận lợi và khó khăn, định hướng một số giải pháp đào tạo ngành Lâm sinh để cải thiện chất lượng dạy và học. | ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LÂM SINH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN . Lê Xuân Trường Trường Đại học Lâm nghiệp 1. PHẦN MỞ ĐẦU Chương trình đào tạo hệ đại học ngành Lâm sinh với mục tiêu đào tạo kỹ sư đảm nhiệm các nhiệm vụ trong xây dựng phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng đảm bảo môi trường sinh thái. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang có những tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế của các quốc gia trong đó Việt Nam là một trong 9 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu đang đặt ra những yêu cầu mới trong công tác bảo vệ rừng môi trường và chống biến đổi khí hậu đòi hỏi công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này là rất cần thiết. Tuy nhiên do là ngành học khó yêu cầu trang thiết bị và thực hành thực tập nhiều vị trí việc làm thiếu hấp dẫn địa bàn làm việc thường là vùng sâu vùng xa nên số lượng người học và cơ sở đào tạo lĩnh vực này là rất ít hiện trong cả nước có 5 cơ sở chính đào tạo hệ đại học ngành Lâm sinh Trường Đại học Lâm nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh Trường Đại học Tây Bắc . Điều này dẫn đến một hệ lụy là trong tương lai gần việc thiếu hụt nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Lâm sinh nói riêng và Lâm nghiệp nói chung là khó tránh khỏi. Do vậy cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ để sớm khắc phục tình trạng này. 2. GIỚI THIỆU VỀ KHOA LÂM HỌC Khoa Lâm học được thành lập từ năm 1956 là một trong các khoa chủ chốt của Học viện Nông- Lâm tiền thân của Trường Đại học Lâm nghiệp hiện nay. Từ khi Trường Đại học Lâm nghiệp được thành lập vào năm 1964 khoa Lâm học luôn là một khoa chủ chốt của Nhà trường. Với bề dày hơn 60 năm phấn đấu trưởng thành hội nhập và phát triển khoa Lâm học đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Trường Đại học Lâm nghiệp nói riêng và ngành Lâm nghiệp của cả nước nói chung. Tính đến thời điểm hiện tại khoa Lâm học đã và đang đào tạo được 62