Bài viết vận dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian và so sánh dựa trên hệ thống ba nhóm chỉ số đánh giá về tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn, năng suất lao động xã hội, tỷ lệ thu so với chi ngân sách. Mục tiêu của nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Kinh tế và Phát triển ISSN 2588-1205 Tập 128 Số 5D 2019 Tr. 77 90 DOI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Lê Thị Lệ Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 562 Quang Trung 3 Đông Vệ Tp. Thanh Hóa Việt Nam Tóm tắt Bài báo vận dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian và so sánh dựa trên hệ thống ba nhóm chỉ số đánh giá về tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn năng suất lao động xã hội tỷ lệ thu so với chi ngân sách. Mục tiêu của nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hoá theo hướng bền vững. Kết quả cho thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nguồn vốn đầu tư thu hút ngày càng lớn tăng trưởng kinh tế mạnh. Tuy nhiên quy mô nền kinh tế còn nhỏ năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chưa cao thu nhập bình quân đầu người thấp nguồn ngân sách vẫn cần trợ cấp của Trung ương đến 50 . Để phát triển kinh tế bền vững các giải pháp về đổi mới cơ chế chính sách đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo lập môi trường cạnh tranh. cần được thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo ổn định về mặt xã hội và bảo vệ môi trường. Từ khóa nền kinh tế phát triển kinh tế bền vững Thanh Hóa 1 Đặt vấn đề Với diện tích tự nhiên km2 và dân số trên 3 5 triệu người Thanh Hóa là tỉnh rộng thứ năm cả nước và đứng thứ 3 về dân số. Đây là tỉnh nằm ở điểm cuối của Bắc Bộ và đầu Trung Bộ giáp với vùng Tây Bắc nối dài có rừng có đồng bằng có biển. Thanh Hóa chính là vị trí mở cửa ngõ vào Nam ra Bắc và cũng là điểm dừng chân trên đường hàng hải quốc tế. Chính những yếu tố về địa lý tự nhiên đã đem đến cho Thanh Hóa sự giao lưu tiếp nhận và ảnh hưởng với các nền văn hóa kinh tế khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó Thanh Hóa còn có nguồn lực lao động dồi dào với trình độ tương đối cao 2 1 triệu lao động hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế .