Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm xác định tỉ lệ tuân thủ thuốc hạ huyết áp ở những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp có tăng huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ; tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp có tăng huyết áp theo thời gian (3 tháng, 6 tháng, 1 năm) và các yếu tố ảnh hưởng đến tái phát. | 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Tăng huyết áp THA là yếu tố mạnh nhất thay đổi được nguy cơ tái phát đột quỵ và hiệu quả của thuốc điều trị THA sau khi bị đột quỵ đã được nghiên cứu trong vài thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên. Tuân thủ sử dụng thuốc là mối quan tâm ngày càng tăng đối với bác sĩ và các hệ thống chăm sóc sức khỏe vì có bằng chứng cho rằng việc không tuân thủ sử dụng thuốc ngày càng phổ biến 33 - 69 và gây kết cục xấu tái phát tử vong tăng chi phí điều trị . Sóc Trăng là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có ba đồng bào dân tộc Kinh Hoa Khmer cùng chung sống đời sống còn khó khăn. Đặc biệt trình độ dân trí của một số bộ phận người dân chưa cao nhất là ở những vùng sâu vùng xa. Qua quá trình công tác tại bệnh viện chúng tôi nhận thấy BN bị đột quỵ sau khi xuất viện chủ yếu tập trung vào hồi phục chức năng mà ít quan tâm đến việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tái phát đột quỵ đặc biệt là yếu tố nguy cơ THA. Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu đề tài Đánh giá sự tuân thủ điều trị THA trong ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu não tái phát tại tỉnh Sóc Trăng là cần thiết với các mục tiêu 1. Xác định tỉ lệ tuân thủ thuốc hạ huyết áp ở những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp có tăng huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ. 2. Xác định tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp có tăng huyết áp theo thời gian 3 tháng 6 tháng 1 năm và các yếu tố ảnh hưởng đến tái phát. 2. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam tính đến hiện tại hầu như chưa có đề tài nào về đánh giá tính tuân thủ điều trị THA sau đột quỵ thiếu máu não. BN bị đột quỵ sau khi xuất viện chủ yếu tập trung vào 2 hồi phục chức năng mà ít quan tâm đến việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tái phát đột quỵ đặc biệt là yếu tố nguy cơ THA. Do đó việc tiến hành nghiên cứu là cần thiết. Qua đó chúng ta có thể đề ra biện pháp cải thiện tính tuân thủ điều trị THA ở những BN đột quỵ thiếu máu não trong dự phòng tái phát đột quỵ làm giảm gánh nặng về kinh tế xã hội.