Luận án cung cấp các luận chứng về lý luận và thực tiễn, nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam trong tương lai. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN QUYẾT THẮNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH PHỦ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số 9 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học . NGUYỄN ĐĂNG DUNG Phản biện 1 . Nguyễn Minh Đoan Phản biện 2 Văn Mạnh Phản biện 3 . Nguyễn Minh Mẫn Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội 477 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Thời gian vào hồi giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm giải trình của Chính phủ là một đòi hỏi tất yếu để kiểm soát hoạt động của Chính phủ trong tổ chức và vận hành của các nhà nước đương đại. Tại Việt Nam trách nhiệm giải trình của Chính phủ với những tên gọi khác nhau đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia và được Chính phủ thực hiện trên thực tiễn qua các thời kỳ. Đặc biệt trong hai nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021 trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam đã được định danh và thể chế hoá trong nhiều văn bản pháp lý. Các vấn đề về chủ thể nội dung phương thức và hệ quả trách nhiệm giải trình của Chính phủ cũng đã được định hình và liên tục được hoàn thiện. Cũng trong giai đoạn này trách nhiệm giải trình của Chính phủ đã được thực hiện và có những cải tiến nâng cao hiệu lực và hiệu quả trước các chủ thể giám sát chủ yếu là trước Quốc hội và nhân dân. Tuy nhiên cả thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm giải trình của Chính phủ Việt Nam cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế như - Về thực tiễn pháp luật Cho đến nay trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước nói chung và của Chính phủ nói riêng chưa được ghi nhận bằng một bản luật cụ thể thay vào đó mới chỉ được thể chế hoá tập trung ở cấp độ một văn bản dưới luật với Nghị định 90 2013 NĐ-CP ban hành