Tổng quan về liệu pháp miễn dịch đặc hiệu với dị nguyên

Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu dị nguyên (AIT: allergen specific immunotherapy) đang là phương pháp duy nhất điều trị bệnh dị ứng đầy tiềm năng. Liệu pháp này bao gồm việc sử dụng liều cao và lặp lại các chất gây dị ứng bằng đường tiêm dưới da (SCIT: subcutaneous immunotherapy) hoặc dùng ngậm dưới lưỡi (SLIT: sublingual immunotherapy), để tạo ra trạng thái dung nạp miễn dịch lâu dài. | TỔNG QUAN VỀ LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU VỚI DỊ NGUYÊN TỔNG QUAN VỀ LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU VỚI DỊ NGUYÊN Phan Thị Minh Phương1 Trần Thanh Loan1 TÓM TẮT Cơ sở lý luận Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu dị nguyên AIT allergen specific immunotherapy đang là phương pháp duy nhất điều trị bệnh dị ứng đầy tiềm năng. Liệu pháp này bao gồm việc sử dụng liều cao và lặp lại các chất gây dị ứng bằng đường tiêm dưới da SCIT subcutaneous immunotherapy hoặc dùng ngậm dưới lưỡi SLIT sublingual immunotherapy để tạo ra trạng thái dung nạp miễn dịch lâu dài. Phương pháp điều trị này làm thay đổi biểu hiện của bệnh dị ứng bảo vệ cơ thể chống lại sự tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng với hiệu quả kéo dài nhiều năm sau khi ngừng điều trị. Các tế bào T điều hòa Treg đã được xác định là yếu tố điều hòa chính của quá trình dung nạp miễn dịch ngoại vi với dị nguyên. Chúng mang dấu ấn CD4 và CD25 . Treg ức chế hoạt động tế bào Th1 Th2 hiệu lực ức chế IgE đặc hiệu với dị nguyên kích thích tạo IgG4 ức chế hoạt động dưỡng bào bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan. IL-10 được tiết ra ngày càng tăng trong AIT. IL-10 ảnh hưởng đến điều hòa tổng hợp của cả IgE và IgG4 đặc hiệu với dị nguyên. IL-10 ức chế hiệu quả IgE đặc hiệu với dị nguyên đồng thời làm tăng sản xuất IgG4. Hầu hết tỷ lệ IgE IgG4 đều giảm trong suốt quá trình AIT là do sự chuyển đổi đáp ứng miễn dịch từ Th2 sang Treg. Bệnh dị ứng có thể là hậu quả của sự mất cân bằng giữa hoạt động của tế bào lympho T điều hòa Treg và lympho Th2. Các hướng nghiên cứu mới như liệu pháp miễn dịch bằng peptid DNA kích thích miễn dịch AIT kết hợp kháng IgE cho những kết quả đáng khích lệ tuy vậy cần nghiên cứu đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của chúng. Từ khóa dị ứng tiêm dưới da ngậm dưới lưỡi Treg Th2 IL10 CpG DNA 1 Bộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnh Trường Đại học Y Dược Huế Chịu trách nhiệm chính Phan Thị Minh Phương. Email phuong66@ Ngày nhận bài 31 10 2018 Ngày phản biện khoa học 09 11 2018 Ngày duyệt bài 15 11 2018 TẠP CHÍ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    20    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.