Tài liệu thông tin đến các bạn với những nội dung khái niệm phương pháp dạy- học; các phương pháp dạy học Tiếng Việt; phương pháp phân tích ngôn ngữ; phương pháp rèn luyện theo mẫu; phương pháp giao tiếp; phương pháp trò chơi học tập . | 2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt . Khái niệm phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và cách thức làm việc của trò trong môi trường giáo dục nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học đặt ra. Theo quan niệm trên thì hoạt động học tập của trò là bình diện chủ yếu được thể hiện trong giờ học. Môi trường giáo dục gồm cuộc sống của cộng đồng môi trường sư phạm của nhà trường những phương tiện phục vụ cho việc dạy và việc học Để cho học sinh học tập tích cực chủ động và được môi trường hỗ trợ cho việc học một cách tối ưu thì hoạt động của thầy phải là hoạt động có vai trò hướng dẫn. Chính hoạt động của thầy sẽ tổ chức ra các hoạt động học tập cho học sinh sẽ vận hành môi trường tham gia một cách có hiệu quả vào việc tìm kiếm phát hiện vận dụng kiến thức kỹ năng của học sinh phương pháp dạy học hiểu theo cách này sẽ tạo ra những giờ học không chỉ có giao tiếp một chiều thầy phát trò nhận thầy yêu cầu trò làm theo mà còn có giao tiếp nhiều chiều thầy trò trò thầy trò trò. Nó tạo ra những giờ học có sự hợp tác tốt giữa thầy và trò và giữa những người học với nhau khiến cho việc học tập trong trường gần với việc lao động ở cộng đồng tạo cho người học nhiều cơ hội để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. . Các phương pháp dạy học Tiếng Việt . Phương pháp phân tích ngôn ngữ Phân tích ngôn ngữ là phương pháp dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh phát hiện ra các hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các ngữ liệu để phát hiện ra những đặc trưng của chúng. Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tuỳ thuộc mức độ và mục đích phân tích mà phương pháp phân tích ngôn ngữ có thể tiến hành theo các mức độ khác nhau như quan sát ngôn ngữ là giai đoạn đầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm những điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định phân tích ngữ âm phân tích ngữ pháp phân tích chính tả phân tích tập viết phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương