MỞ ĐẦU Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự chấm dứt chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế chính trong đời sống chính trị thế giới. Xu thế tự do hoá toàn cầu phá tan xu hướng khép kín của mỗi quốc gia trên hành tinh đồng thời tăng cường sự tuỳ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia. Để hội nhập một cách có hiệu quả, tại Đại hội Đảng lần thứ. | MỞ ĐẦU Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự chấm dứt chiến tranh lạnh toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế chính trong đời sống chính trị thế giới. Xu thế tự do hoá toàn cầu phá tan xu hướng khép kín của mỗi quốc gia trên hành tinh đồng thời tăng cường sự tuỳ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia. Để hội nhập một cách có hiệu quả tại Đại hội Đảng lần thứ VII-6 1991 Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đối ngoại mở rộng nhằm đa dạng hoá đa phương hoá các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển. Thực tiễn trong hơn thập niên qua Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ với thế giới trong đó nổi lên mối quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả giữa Việt Nam và EU. Hai bên đã lấy việc bình thường hoá quan hệ 10 1990 và cao hơn nữa là Hiệp định khung được ký kết ngày 17 7 1995 là một nền tảng cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ về mọi mặt. Đặc biệt quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU đã có một vị trí xứng đáng. Quan hệ Việt Nam-EU thể hiện sự đúng đắn của đường lối chính sách của Việt Nam từ lý luận tới thực tiễn. Chính sách mở cửa đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước ta trong những năm tới. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-EU góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua. Ở đây tác giả tập trung đi sâu vào quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU trong 10 năm qua 1990 - 2000 và đề ra triển vọng và những giải pháp cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại hai bên. Luận văn được chia làm 3 chương Chương 1 Khái quát chung về quan hệ Việt Nam-EU. Chương 2 Quan hệ Thương mại Việt Nam-EU. Chương 3 Triển vọng và những giải pháp thúc đẩy thương mại Việt Nam-EU. Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ phía các thầy cô trong khoa Quan hệ Quốc tế đặc biệt sự hướng dẫn của thầy Ngô Duy Ngọ .