Bài viết này đề xuất một lý thuyết biến dạng cắt bậc cao hai biến để phân tích ứng xử tĩnh của dầm composite. Trường chuyển vị của bài toán được rút gọn từ lý thuyết biến dạng cắt bậc cao ba biến bằng cách sử dụng phương trình cân bằng tĩnh học. | Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng NUCE 2020. 14 4V 54 66 PHÂN TÍCH TĨNH DẦM COMPOSITE SỬ DỤNG LÝ THUYẾT BIẾN DẠNG CẮT BẬC CAO HAI BIẾN Nguyễn Thiện Nhâna Nguyễn Ngọc Dươngb Nguyễn Trung Kiênb a Khoa Kỹ thuật Công nghệ Trường Đại học Kiên Giang số 320A Quốc lộ 61 Thị trấn Minh Lương huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang Việt Nam b Khoa Xây Dựng Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh số 01 Võ Văn Ngân Quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh Việt Nam Nhận ngày 25 08 2020 Sửa xong 07 09 2020 Chấp nhận đăng 09 09 2020 Tóm tắt Bài báo này đề xuất một lý thuyết biến dạng cắt bậc cao hai biến để phân tích ứng xử tĩnh của dầm composite. Trường chuyển vị của bài toán được rút gọn từ lý thuyết biến dạng cắt bậc cao ba biến bằng cách sử dụng phương trình cân bằng tĩnh học. Phương trình chủ đạo được thành lập từ phương trình Lagrange. Lời giải Ritz với hàm xấp xỉ là hàm số mũ cơ số Napier phù hợp với các điều kiện biên khác nhau được đề xuất để giải bài toán. Sự hiệu quả của trường chuyển vị đề xuất và hàm xấp xỉ Ritz mới được phân tích đánh giá. Các ví dụ số được thực hiện để khảo sát độ hội tụ của lời giải và so sánh với các nghiên cứu trước. Ảnh hưởng của điều kiện biên hướng sợi tỷ số chiều dài chiều cao dầm đặc biệt là biến dạng cắt đến chuyển vị và ứng suất của dầm composite lớp được khảo sát và bình luận chi tiết. Từ khoá dầm composite lý thuyết biến dạng cắt bậc cao phương pháp Ritz phân tích tĩnh rút gọn trường chuyển vị. BENDING ANALYSIS OF COMPOSITE BEAM USING A TWO-VARIABLE HIGH ORDER BEAM THEORY Abstract This paper proposes a two-variable higher-order beam theory for static analysis of laminated composite beams. The displacement fields are refined from general higher-order beam theory by using static equilibrium equa- tions. The governing equations are established from the Lagrange equations. The Ritz s approximation func- tions which so called Napier s exponential functions are developed for various boundary conditions. The effec- tiveness of the proposed displacement