Đa dạng thành phần loài lưỡng cư (Amphibia) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài lưỡng cư ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông hiện đang còn thiếu. Nghiên cứu này đã thống kê và cập nhật danh lục 28 loài lưỡng cư thuộc 20 giống, 7 họ và 2 bộ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu đã ghi nhận bổ sung 22 loài cho khu vực nghiên cứu, trong đó có 2 loài hiện chỉ mới ghi nhận ở Việt Nam là Gracixalus quangi và Leptobrachella petrops. | Đ. Q. Vinh T. T. Hồng L. Đ. Phương N. V. Bình Đa dạng thành phần loài lưỡng cư amphibia ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ AMPHIBIA Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG TỈNH THANH HÓA Đậu Quang Vinh 1 Trịnh Thị Hồng 1 Lê Đình Phương 2 Ngô Văn Bình 3 1 Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa 2 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Thanh Hóa 3 Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Ngày nhận bài 12 5 2020 ngày nhận đăng 10 7 2020 Tóm tắt Nghiên cứu về đa dạng thành phần loài lưỡng cư ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông hiện đang còn thiếu. Nghiên cứu này đã thống kê và cập nhật danh lục 28 loài lưỡng cư thuộc 20 giống 7 họ và 2 bộ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu đã ghi nhận bổ sung 22 loài cho khu vực nghiên cứu trong đó có 2 loài hiện chỉ mới ghi nhận ở Việt Nam là Gracixalus quangi và Leptobrachella petrops. Trong đó các loài được ưu tiên bảo tồn cao gồm 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 là Megophrys palpebralespinosa Rhacophorus kio Ichthyophis bannanicus 3 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN 2020 là Gracixalus quangi Raorchestes gryllus Quasipaa verrucospinosa 2 loài hiện chỉ mới ghi nhận ở Việt Nam là Leptobrachella petrops và Gracixalus quangi. Từ khoá Lưỡng cư thành phần loài Pù Luông Thanh Hóa. 1. Mở đầu Khu bảo tồn thiên nhiên KBTTN Pù Luông được thành lập năm 1999 có diện tích ha phía Đông Bắc tiếp giáp với các huyện Mai Châu Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình phía Tây và Nam thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Mường Lát tỉnh Thanh Hóa. Địa hình bao gồm hai dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và được ngăn cách với nhau bởi một vùng thung lũng ở giữa có độ cao từ 60 đến m. Dãy núi lớn ở phía Đông Bắc được hình thành bởi những vùng đá vôi và bị chia cắt mạnh đây là một phần của vùng núi đá vôi liên tục chạy từ Vườn quốc gia VQG Cúc Phương đến tỉnh Sơn La. Dãy núi nhỏ hơn ở phía Tây Nam được hình thành chủ yếu từ đá lửa và đá biến chất dãy núi này bao gồm các đồi bát úp có rừng che phủ và các thung lũng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
184    89    9    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.