Phân vùng địa lí tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định

Để khai thác hợp lí tài nguyên, định hướng quy hoạch lãnh thổ phục vụ phát triển du lịch, phân vùng địa lí tự nhiên là rất cần thiết. Vận dụng cơ sở lí luận về phân vùng địa lí tự nhiên, bài báo đã tiến hành nghiên cứu sự phân hóa có quy luật của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bình Định; tiến hành phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Bình Định thành 2 cấp: vùng và tiểu vùng; xác định rõ những đặc điểm tự nhiên nổi bật, tài nguyên tiêu biểu của các tiểu vùng phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Natural Sciences 2020 Volume 65 Issue 3 pp. 183-193 This paper is available online at http PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH Vũ Đình Chiến Khoa Kinh tế - Du lịch Trường Cao đẳng Bình Định Tóm tắt. Để khai thác hợp lí tài nguyên định hướng quy hoạch lãnh thổ phục vụ phát triển du lịch phân vùng địa lí tự nhiên là rất cần thiết. Vận dụng cơ sở lí luận về phân vùng địa lí tự nhiên bài báo đã tiến hành nghiên cứu sự phân hóa có quy luật của điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bình Định tiến hành phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Bình Định thành 2 cấp vùng và tiểu vùng xác định rõ những đặc điểm tự nhiên nổi bật tài nguyên tiêu biểu của các tiểu vùng phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định. Phân vùng địa lí tự nhiên phục vụ phát triển du lịch và bản đồ phân vùng tỉ lệ 1 cho thấy Bình Định có 2 vùng và 5 tiểu vùng với đầy đủ những những thông tin cơ bản về đặc điểm tự nhiên tài nguyên du lịch của các tiểu vùng. Đây chính là cơ sở cho việc đánh giá mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch ở Bình Định nói chung cũng như tổ chức một số loại hình du lịch cụ thể nói riêng ở các tiểu vùng. Từ khóa phân vùng địa lí tự nhiên tiểu vùng tài nguyên du lịch Bình Định. 1. Mở đầu Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên của một lãnh thổ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng có ý nghĩa thực tiễn cao đối với các địa phương và quốc gia. Điều này đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu kinh điển trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tồn tại một số cách tiếp cận nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên tài nguyên phục vụ các mục đích phát triển khác nhau như nghiên cứu phân vùng cảnh quan của Ixatsenko 1969 1 của Phạm Hoàng Hải 1997 2 nghiên cứu phân vùng địa lí tự nhiên của Mincov 1970 3 của Vũ Tự Lập 1999 4 của Đặng Duy Lợi 5 nghiên cứu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
241    89    3    06-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.