Lịch Sử Gia Định Chín năm trước, năm 1998, dân Sài Gòn - Gia Định ăn mừng kỷ niệm 300 thành phố Sài Gòn. Điều này nói lên rằng thành phố Sài Gòn ra đời hồi năm 1698. Tựa trên dữ kiện nào mà người ta có thể xác nhận như vậy? Nói Sài Gòn ra đời năm 1698 người ta đã tựa trên cái mốc lịch sử của sự việc là hồi năm này Minh Vương Nguyễn Phúc Chu sai Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, và công việc của Nguyễn Hữu Cảnh trong chuyến kinh lược. | Lịch Sử Gia Định Nguyễn Thanh Liêm Chín năm trước năm 1998 dân Sài Gòn - Gia Định ăn mừng kỷ niệm 300 thành phố Sài Gòn. Điều này nói lên rằng thành phố Sài Gòn ra đời hồi năm 1698. Tựa trên dữ kiện nào mà người ta có thể xác nhận như vậy Nói Sài Gòn ra đời năm 1698 người ta đã tựa trên cái mốc lịch sử của sự việc là hồi năm này Minh Vương Nguyễn Phúc Chu sai Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược và công việc của Nguyễn Hữu Cảnh trong chuyến kinh lược này được Trịnh Hoài Đức ghi lại trong Gia Định Thành Thông Chí là Lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức lưu thủ cai bộ và ký lục để cai trị Gia Định Thành Thông Chí tr. 12 . Đây là lần đầu tiên đất này được định danh được phân ranh được đăng ký vào sổ bộ của Việt Nam. Qua việc làm này Nguyễn Hữu Cảnh đã chánh thức xác lập và tuyên bố chủ quyền quốc gia Việt Nam trên vùng đất mới này. Danh xưng Gia Định ra đời từ lúc đó và từ đó mới có phủ Gia Định có huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định. Gia Định lúc này chỉ mới là một phủ bao gồm cả Sài Gòn. Hai địa danh Sài Gòn - Gia Định luôn luôn gắn liền nhau bởi Sài Gòn là là lỵ sở của Gia Định và năm 1698 là cái mốc chính cho danh xưng Sài Gòn Gia Định vậy. Trước cái mốc lịch sử này đất Gia Định thuộc về ai Những dân tộc nào đã sống trên vùng đất này và từ bao giờ Các di chỉ khảo cổ từ thời Pháp thuộc đến giờ cung cấp những bằng chứng cho thấy có người sinh sống trên vùng đất Gia Định - Sài Gòn và vùng bao quanh từ thời tiền sử. Văn hoá của những người sinh sống ở đây có liên hệ tới văn hoá đá cũ Xuân Lộc Lộc Ninh Định Quán văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn Suối Chồn văn hoá đá mới Cầu Sắt đá mới - đồng Núi Gốm Bến Đò An Sơn văn hoá đồng - sắt Dốc Chùa Suối Chồn Rạch Núi văn hoá Sa Huỳnh Hàng Gòn Phú Hoà Giồng Phệt Giồng Cá Vồ văn hoá Đông Sơn trống đồng Bình Phú Vũng Tàu Lộc Ninh Lộc Khánh Phú Chánh văn hoá Óc Eo và hậu Óc Eo. Từ đó người ta suy ra .