Khảo sát thành phần loài giáp xác đánh bắt ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Thuận

Cơ quan quản lí địa phương cần lưu ý việc bảo vệ và mở rộng nghiên cứu các loài giáp xác, đặc biệt là những loài có tên trong Sách Đỏ tại vùng biển này nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học ở biển Việt Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 9 2020 1642-1652 Vol. 17 No. 9 2020 1642-1652 ISSN 1859-3100 Website http Bài báo nghiên cứu KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI GIÁP XÁC ĐÁNH BẮT Ở VÙNG BIỂN THUỘC TỈNH BÌNH THUẬN Trần Thụy Đông Hòa1 Phạm Cử Thiện2 1 Trường THPT Marie Curie Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam 2 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Trần Thụy Đông Hòa Email tranthuydonghoa@ Ngày nhận bài 15-3-2020 ngày nhận bài sửa 28-5-2020 ngày chấp nhận đăng 23-9-2020 TÓM TẮT Khảo sát những loài giáp xác ở biển thu được từ 15 tàu thuyền đánh bắt xa và gần bờ ở cảng Phan Thiết tỉnh Bình Thuận. Khảo sát được thực hiện vào mùa mưa năm 2016 và mùa khô năm 2017. Kết quả định loại đã xác định được 32 loài giáp xác ở biển thuộc 1 lớp 2 bộ 18 họ 25 giống bằng phương pháp hình thái so sánh. Trong đó 4 loài tại khu vực nghiên cứu có tên trong Sách Đỏ Việt Nam là Panulirus versicolor Charybdis feriata Ranina ranin và Thenus orientalis. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều loài động vật giáp xác thuộc khu vực biển Bình Thuận có giá trị kinh tế cao. Với phương thức khai thác không thân thiện với môi trường của một số tàu cá như lưới cào đáy và cào bay cùng với việc sử dụng lưới có mắt quá nhỏ vi phạm về quy định mắt lưới đánh bắt gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho đa dạng sinh học cũng như các loài giáp xác biển. Cơ quan quản lí địa phương cần lưu ý việc bảo vệ và mở rộng nghiên cứu các loài giáp xác đặc biệt là những loài có tên trong Sách Đỏ tại vùng biển này nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học ở biển Việt Nam. Từ khóa Giáp xác cảng Phan Thiết biển Bình Thuận 1. Mở đầu Bình Thuận có diện tích lãnh hải km2. Nơi đây có vùng thảm cỏ biển lớn thứ tư ở Việt Nam 515 ha đa số cỏ biển phân bố xung quanh đảo Phú Quý cùng với rạn san hô dạng viền bờ rộng khoảng 1000m nước biển nơi đây có độ trong cao nên san hô phân bố tới độ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
237    54    1    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.