Đánh giá việc sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật trực tuyến và ngoại tuyến

Bài viết nghiên cứu về sự đánh giá việc sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật trực tuyến và ngoại tuyến của sinh viên ngành Biên Phiên dịch Khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Huế. Bài viết đã phân tích ý kiến của sinh viên về việc sử dụng hai công cụ hỗ trợ dịch thuật nói trên như: So sánh về những ưu khuyết điểm của từng loại công cụ, tốc độ và chất lượng hỗ trợ dịch thuật, vv . | Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2 Số 3 2018 ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ DỊCH THUẬT TRỰC TUYẾN VÀ NGOẠI TUYẾN Phan Thị Thanh Thảo Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế Nhận bài 10 09 2018 Hoàn thành phản biện 15 10 2018 Duyệt đăng 20 12 2018 Tóm tắt Bài báo nghiên cứu về sự đánh giá việc sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật trực tuyến và ngoại tuyến của sinh viên ngành Biên Phiên dịch Khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ Đại học Huế. Qua bảng câu hỏi điều tra về sự hiểu biết và vận dụng các tính năng của hai loại công cụ này sau khi tiến hành thử nghiệm một số đoạn văn bản được dịch Anh-Việt và Việt-Anh của các sinh viên có trình độ tương đồng về ngôn ngữ và kỹ năng dịch thuật bài báo đã phân tích ý kiến của sinh viên về việc sử dụng hai công cụ hỗ trợ dịch thuật nói trên như so sánh về những ưu khuyết điểm của từng loại công cụ tốc độ và chất lượng hỗ trợ dịch thuật vv. Từ khóa Phần mềm hỗ trợ dịch thuật đánh giá so sánh 1. Mở đầu Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập với các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực hàng loạt các thỏa thuận hợp tác kinh tế giao lưu văn hoá ra đời đòi hỏi nhu cầu lớn về dịch thuật. Tuy là một lĩnh vực khá trầm lặng nhưng dịch thuật lại là thị trường lớn khi có giá trị ước tính vào khoảng 40 tỉ USD trên toàn cầu. Theo số liệu của Common Sense Advisory thị trường dịch thuật Việt Nam đạt doanh thu khoảng 100 triệu USD mỗi năm và có tốc độ tăng trưởng 30 hơn 800 công ty đang đăng ký hoạt động 3 . Tuy vậy hầu như khách hàng cũng chỉ tìm đến các công ty nước ngoài. Tại sao Thứ nhất do các công ty nước ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn dịch quốc tế - một điều khá mới mẻ đối với dịch thuật Việt Nam. Ngoài ra việc sử dụng các thuật ngữ một cách không nhất quán thiếu sự đầu tư về chuyên môn và hạn chế trong việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ dịch thuật khiến khách hàng ít tin tưởng vào thị trường dịch thuật trong nước. Theo các báo cáo thống kê không chính thức thì có tới gần 85 các dịch thuật viên chuyên gia

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    17    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.