Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát hiệu quả của việc lồng ghép các hành vi ngôn ngữ không lời của người Nga trong các lớp học tiếng Nga và mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các tiết học này. | ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG YẾU TỐ PHI NGÔN NGỮ TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG NGA TẠI KHOA TIẾNG NGA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC HUẾ Nguyễn Thanh Sơn Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế Nhận bài 25 09 2019 Hoàn thành phản biện 23 10 2019 Duyệt đăng 25 12 2019 Tóm tắt Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát hiệu quả của việc lồng ghép các hành vi ngôn ngữ không lời của người Nga trong các lớp học tiếng Nga và mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Tiếng Nga Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế đối với các tiết học này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nắm kiến thức cơ bản về phi ngôn ngữ không những tác động tích cực đến việc học tiếng Nga và kỹ năng giao tiếp của sinh viên mà còn tạo cho họ động lực đam mê tìm tòi học hỏi nhiều hơn về văn hóa và ngôn ngữ Nga. Ngoài ra bài viết còn nêu ra một số khó khăn mà sinh viên thường gặp phải khi tìm hiểu về loại hình ngôn ngữ này và đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên về ngôn ngữ không lời và chất lượng của các tiết học ngoại ngữ. Từ khóa Phi ngôn ngữ tiếng Nga đánh giá của sinh viên lớp học tiếng Nga dạy-học ngoại ngữ 1. Đặt vấn đề Trong giao tiếp lời nói là công cụ phương tiện quan trọng và hữu hiệu nhất của con người. Tuy nhiên trong ngôn ngữ phi ngôn ngữ giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong các cuộc trò chuyện. Với xu hướng toàn cầu hóa ngày nay việc giao lưu văn hóa giữa các quốc gia diễn ra dễ dàng hơn bao giờ hết. Để xây dựng các mối quan hệ xã hội cũng như thành công trong giao tiếp ngoài nền tảng kiến thức ngôn ngữ và văn hóa tốt chúng ta cũng cần trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về giao tiếp phi ngôn ngữ. Nhận thấy việc cung cấp cho sinh viên Khoa Tiếng Nga những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ không lời trong giao tiếp là điều cần thiết chúng tôi lồng ghép yếu tố này trong các lớp học thực hành tiếng và tìm hiểu hiệu quả của các tiết học này. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu phản hồi của sinh viên về hiệu quả của việc áp dụng các hành vi