Luận văn nghiên cứu với mục tiêu đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của BLDS năm 2015 là biểu hiện của nguyên tắc thiện chí. Để đạt được mục đích đặt ra, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đối với pháp luật hợp đồng Việt Nam, luận án sẽ sử dụng các phương pháp luận đã nêu trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, đường lối của Đảng và Nhà nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYÊN TẮC THIỆN CHÍ TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Mã số 9 38 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội 2020 1 MỞ ĐẦU Nguyên tắc thiện chí là nguyên tắc cơ bản của hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên khoa học pháp lý Việt Nam dường như chưa có sự quan tâm đúng mức đến nguyên tắc này. Điều này được thể hiện qua số lượng cũng như mức độ chuyên sâu của các công trình nghiên cứu đề cập đến nguyên tắc này cũng như thực tiễn vận dụng nguyên tắc thiện chí của Tòa án Việt Nam để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng. Với sự ra đời của BLDS 2015 phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc thiện chí đối với quan hệ hợp đồng Việt Nam đã được mở rộng đến mọi giai đoạn của đời sống hợp đồng tiền hợp đồng thực hiện hợp đồng và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên việc ghi nhận nguyên tắc thiện chí mang tính khái quát cao trong khi các quy định là biểu hiện của nguyên tắc thiện chí được ghi nhận trong của BLDS 2015 còn hạn chế đã khiến nguyên tắc thiện chí chưa được nhận thức đầy đủ và nhất quán do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ hợp đồng cũng như chưa phản ánh được giá trị đích thực của Nhà nước pháp quyền mà Việt Nam đã và đang hướng tới. Trong khi đó nguyên tắc thiện chí được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các hệ thống pháp luật hiện đại ghi nhận nguyên tắc này như Đức thậm chí tại một số hệ thống pháp luật không thừa nhận nguyên tắc thiện chí chung như Anh cũng vận dụng nguyên tắc này hoặc các biến thể của nó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Với .