Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam

Luận văn tiến hành nghiên cứu trong luận án này được thực hiện căn cứ theo mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | 0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------- NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG IFRS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Thống kê của IFRS Foundation trên website cho thấy tính đến tháng 4 2020 đã có 166 nước đã hoặc đang trên lộ trình áp dụng IFRS với tổng GDP chiếm đến tổng GDP toàn cầu trong đó châu lục có nhiều nước áp dụng IFRS nhất chính là Châu Âu với 44 nước trong tổng số 44 quốc gia độc lập tiếp theo lần lượt là Châu Phi 38 nước và Châu Mỹ 37 nước Châu Á và Châu Đại dương 34 nước và Trung Đông 13 nước . Có thể thấy rằng trước xu thế chung là toàn cầu hóa việc tìm ra một ngôn ngữ thống nhất trong kế toán cụ thể là thông qua việc lập BCTC và trình bày thông tin là hết sức cấp thiết. Điều này đã được minh chứng qua những nghiên cứu trong hai thập kỷ vừa qua về áp dụng IFRS tại từng quốc gia riêng biệt hoặc nghiên cứu theo nhóm quốc gia trên thế giới chẳng hạn như Áp dụng IFRS làm giảm quản trị lợi nhuận Barth và cộng sự 2008 Christensen và cộng sự 2015 Áp dụng IFRS làm tăng giá trị thích hợp của thông tin Bartov và cộng sự 2005 Horton và Serafeim 2010 Barth và cộng sự 2012 Áp dụng IFRS giúp cho việc ghi nhận lỗ đúng kỳ hơn Barth và cộng sự 2008 Chen và cộng sự 2010 Sun và cộng sự 2011 Christensen và cộng sự 2015 Áp dụng làm tăng tính so sánh của thông tin Joshi và cộng sự 2008 Li 2010 Áp dụng làm tăng giá tính thanh khoản của cổ phiếu Daske và cộng sự 2008 Barth và cộng sự 2014 Barth và cộng sự 2018 . Việc áp dụng IFRS tại Việt Nam đã được đề cập từ vài năm trước tuy nhiên theo IFRS Foundation trên website thì tính đến tháng 4 2020 Việt Nam vẫn chưa chính thức cam kết áp dụng. Mặc dù vậy việc Bộ tài chính đã ban hành dự thảo Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế 2019 và bản chính thức của Đề án theo Quyết định 345 QĐ-BTC vào ngày 16 tháng 3 năm 2020 vừa qua đã chứng tỏ rằng áp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.