Mục tiêu của nghiên cứu này là phân lập, đánh giá khả năng phân giải phosphate khó tan của các chủng vi sinh vật chịu mặn phân lập từ đất trên quần đảo Trường Sa từ đó lựa chọn chủng vi sinh vật có hoạt tính cao nhất để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. | Nghiên cứu khoa học công nghệ PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI PHOSPHATE KHÓ TAN CỦA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT CHỊU MẶN PHÂN LẬP TỪ ĐẤT TRÊN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Vũ Duy Nhàn1 Vũ Văn Dũng1 Nguyễn Thị Nhàn1 Trần Thị Nguyệt1 Lê Đức Anh1 Nguyễn Huy Hoàng2 Đỗ Hữu Nghị3 Lê Thị Yến4 Nguyễn Thị Lý5 Tóm tắt Từ 26 chủng vi khuẩn chịu mặn có khả năng phân giải phosphate khó tan được phân lập từ 46 mẫu đất trên quần đảo Trường Sa đã lựa chọn được chủng D3 có khả năng phân giải phosphate mạnh nhất ứng dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh chịu mặn. Đánh giá ảnh hưởng các điều kiện nuôi cấy như nhiệt độ thời gian nồng độ muối với các thành phần môi trường khác nhau như nguồn carbon và nitơ đến khả năng sinh trưởng và phân giải phosphate của chủng D3 . Kết quả cho thấy nồng độ muối thích hợp cho sự sinh trưởng là 0-5 nhiệt độ thích hợp là 340C pH thích hợp . Nguồn cacbon thích hợp phân giải phosphate là sucrose và glucose nguồn nitơ thích hợp phân giải phosphate là cao nấm men và NH4NO3. Cây phát sinh chủng loại dựa trên trình tự 16S rRNA cho thấy các chủng D3 có tỷ lệ tương đồng 100 với loài Bacillus endophyticus Từ khóa Vi sinh vật Phân giải phosphate Chịu mặn Nguồn carbon Nguồn nitơ Đất Trường Sa. 1. MỞ ĐẦU Phốt pho P là một trong những nguyên tố thiết yếu cho sự phát triển và tăng trưởng của cây trồng. Trong tự nhiên dạng phosphate hòa tan cho cây trồng hấp thu trong đất bị hạn chế do nó tồn tại chủ yếu là trong các muối phosphate không hòa tan của sắt nhôm và canxi trong đất. Trong quá trình canh tác khi bón phân lân cho cây trồng một lượng lớn phosphate 70 đến 90 được giữu lại và được cố định bằng cation như Ca2 trong đất đá vôi hoặc đất bình thường để tạo thành canxi phosphate hay với Al3 và Fe3 trong đất chua để tạo thành nhôm phosphate AlPO và phosphate sắt FePO không tan 1 . Trong đất vùng rễ cây nhiều vi sinh vật có khả năng hòa tan phosphate khó tan trong đất thông qua quá trình hòa tan và khoáng hóa. Nhóm vi sinh vật này làm tăng tính khả dụng sinh học