Bài viết phân tích nguồn vốn sinh kế, hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Cao Tân, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, từ đó đưa ra giải pháp nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập của hộ. | Vietnam J. Agri. Sci. 2020 Vol. 18 No. 9 669-677 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2020 18 9 669-677 SINH KẾ HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ CAO TÂN HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN Cà Thị Sới Phạm Thanh Lan Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tác giả liên hệ ptlan@ Ngày nhận bài Ngày chấp nhận đăng TÓM TẮT Bài viết phân tích nguồn vốn sinh kế hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Cao Tân huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn từ đó đưa ra giải pháp nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập của hộ. Nghiên cứu phỏng vấn 60 hộ đồng bào dân tộc Tày H Mông Dao với bảng hỏi cấu trúc và sử dụng phương pháp phân tích số liệu cơ bản bao gồm thống kê mô tả và thống kê so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguồn lực sinh kế của hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Cao Tân còn nhiều hạn chế. Hoạt động sinh kế tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp truyền thống với 100 các hộ tham gia trồng trọt và chăn nuôi. Thu nhập trung bình của hộ là 60 15 triệu đồng năm trong đó các hộ dân tộc Tày có thu nhập cao nhất là 71 5 triệu. Để góp phần nâng cao và ổn định thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cần tăng cường và sử dụng hợp lý các nguồn lực sinh kế cải thiện các hoạt động hiện tại và đa dạng hóa các hoạt động sinh kế kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với làm thuê dệt thổ cẩm và du lịch. Từ khóa Dân tộc thiểu số sinh kế hộ xã Cao Tân. Livelihoods of Ethnic Minority Households in Cao Tan Commune Pac Nam District Bac Kan Province ABSTRACT The present study analyzed livelihood assets livelihood activities and livelihood outcomes of ethnic minority households in Cao Tan commune Pac Nam district Bac Kan province then provided some suggestions to improve their livelihoods and incomes. The study applied structured interviews with 60 households of Tay H Mong and Dao ethnic groups and used basic data analysis methods including descriptive and comparative statistics.