Trào lưu “thơ mông lung” trên thi đàn Trung Hoa nửa sau thế kỉ XX

Sau giai đoạn mười năm động loạn Đại cách mạng văn hoá, văn học Trung Quốc bước sang “thời kì mới” với những nỗ lực kiếm tìm sự đột phá trên phương diện nghệ thuật. Bài viết thêm một lần nhìn nhận lại những giá trị không thể phủ nhận của trào lưu thơ ca độc đáo này, góp thêm tiếng nói tham gia vào cuộc đối thoại trên. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2020 Volume 65 Issue 8 pp. 3-9 This paper is available online at http TRÀO LƯU THƠ MÔNG LUNG TRÊN THI ĐÀN TRUNG HOA NỬA SAU THẾ KỈ XX Nguyễn Thị Mai Chanh Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Sau giai đoạn mười năm động loạn Đại cách mạng văn hoá văn học Trung Quốc bước sang thời kì mới với những nỗ lực kiếm tìm sự đột phá trên phương diện nghệ thuật. Tiếng thơ Mông lung không phải ngẫu nhiên được coi là tiếng kèn hiệu lệnh của văn học thời kì mới. Mạnh mẽ phá vỡ những quy phạm cũ kĩ chân thành biểu đạt những suy tư mới mẻ về lịch sử xã hội bằng tiếng nói cá nhân thơ Mông lung cũng được đánh giá là sự phản ánh đầy đủ nhất ý thức tinh thần của con người thời đại. Tuy nhiên trước nay các ý kiến đánh giá về trào lưu thơ Mông lung không hoàn toàn thống nhất. Bài viết thêm một lần nhìn nhận lại những giá trị không thể phủ nhận của trào lưu thơ ca độc đáo này góp thêm tiếng nói tham gia vào cuộc đối thoại trên. Từ khoá thơ thơ hiện đại thơ Mông lung văn học Trung Quốc trào lưu. 1. Mở đầu Thơ Mông lung 朦朧詩 là khuynh hướng thơ ca có ảnh hưởng sâu sắc nhất rộng rãi nhất và cũng gây tranh cãi nhất trên thi đàn Trung Quốc thập niên 80 của thế kỉ XX. Tên gọi này thoạt đầu hàm ý tiêu cực bắt nguồn từ bài viết nhan đề Một thứ mông lung khiến người đọc ngột ngạt 1 đăng trên Thi san kì 8 năm 1980 dưới bút danh Chương Minh phê bình bài thơ Đêm đăng trên Nhân Dân nhật báo 1979 của nhà thơ trẻ Lý Tiểu Vũ là khó hiểu bí hiểm kì quái khiến người đọc ngột ngạt. Định danh hàm ý tiêu cực ấy về sau đã trở thành tên gọi được sử dụng rộng rãi trong giới phê bình nghiên cứu và bạn đọc. Nó cũng dần xa rời xuất xứ nghĩa xấu ban đầu được dùng đơn thuần như tên gọi của một trào lưu sáng tác thơ xuất hiện trên thi đàn khoảng những năm cuối thập niên 1970 đến những năm đầu thập niên 1980. Đây là quãng thời gian lịch sử đặc biệt của Trung Quốc - giai đoạn hậu kì của Đại cách mạng văn hóa chuyển

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.