Bài giảng Kiến trúc dân dụng - Chương 2 trình bày các nội dung chính sau: Nguyên lý thiết kế nhà công cộng, tính chất của công trình công cộng, tổ chức thoát người trong công trình công cộng, các kiểu tổ chức mặt bằng nhà dân dụng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết. | Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG CHƯƠNG II NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ CÔNG CỘNG Khái niệm Định nghĩa Công trình công cộng là công trình phục vụ các sinh hoạt về văn hóa tinh thần và vật chất cho con người ngoại trừ chức năng ở. Ví dụ Trường học y tế bệnh viện các tuyến chợ siêu thị . Phân loại Dựa vào tính chất sử dụng của công trình có thể chia thành 14 nhóm - Công trình giao thông vận tải bến xe ga sân bay. - Văn hóa Các nhà bảo tàng văn hóa thiếu nhi thư viện . - Y tế bệnh viện trung tâm y tế . - Thương mại chợ siêu thị shop . Tính chất của công trình công cộng - Mang tính chất phổ biến và hàng loạt - Mỗi công trình mang tính đặc thù riêng - Có chức năng sử dụng thay đổi theo sự thay đổi của khoa học kỹ thuật Các bộ phận của nhà dân dụng công trình công cộng Bộ phận chính nhóm các phòng chính Là những bộ phận quyết định tính chất đặc thù của công trình và chiếm phần lớn về diện tích sử dụng của công trình. Ví dụ Trường học các phòng học Chợ quầy sạp Bệnh viện phòng khám phòng điều trị Bộ phận phụ nhóm các phòng phụ Là những bộ phận hổ trợ cho hoạt động của các bộ phận chính. Có hai bộ phận phụ bộ phận phụ gián tiếp và bộ phận phụ trực tiếp Ví dụ trong công trình trường học - Bộ phận phụ gián tiếp Phòng hiệu bộ trạm điện nước. Bộ phận phụ gián tiếp có thể đặt xa bộ phận chính. - Bộ phận phụ trực tiếp WC phòng nghỉ phòng dụng cụ trực quan. Bộ phận phụ trực tiếp thường bố trí gần bộ phận chính Bộ phận giao thông Nối liền các không gian chức năng của công trình theo phương ngang và phương đứng giao thông ngang hành lang lối đi lộ thiên nhà cầu băng chuyền ngang 13 Bài giảng KIẾN TRÚC DÂN DỤNG- PHẦN NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ NHÀ DÂN DỤNG giao thông đứng Thang bộ thang cuốn thang tự hành thang máy đường dốc lt 8 . Bộ phận Giao thông thẳng đứng- Nguồn tác giả GS. Nguyễn Đức Thiềm Chỗ giao thông đứng và giao thông ngang gọi là nút giao thông Yêu cầu các nút giao thông đảm bảo diện tích .