Bài báo trình bày tổng quan về sự hình thành cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel thông qua việc làm rõ các cơ chế hình thành và loại bỏ cặn lắng, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành cặn lắng do các cơ chế kết đông, bám dính, hấp thụ và phản ứng hóa học; loại bỏ cặn lắng do các cơ chế vật lý, cơ học và hóa học. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ 145 2020 070-076 Nghiên cứu tổng quan về sự hình thành cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel Overview of Research Activities on Deposit Formation in Diesel Engine Combustion Chamber Hồ Thanh Tùng1 Phạm Văn Việt2 Hoàng Anh Tuấn2 Lê Anh Tuấn1 1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Số 1 Đại Cồ Việt Hai Bà Trưng Hà Nội Việt Nam 2 Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh - Số 2 Võ Oanh Phường 25 Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh Việt Nam Đến Tòa soạn 24-02-2020 chấp nhận đăng 25-09-2020 Tóm tắt Bài báo trình bày tổng quan về sự hình thành cặn lắng trong buồng cháy động cơ diesel thông qua việc làm rõ các cơ chế hình thành và loại bỏ cặn lắng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành cặn lắng do các cơ chế kết đông bám dính hấp thụ và phản ứng hóa học loại bỏ cặn lắng do các cơ chế vật lý cơ học và hóa học. Bài báo cũng phân tích đánh giá trực quan cặn lắng trong buồng cháy của động cơ diesel qua một số nghiên cứu tiêu biểu nhằm xác thực các cơ chế hình thành và loại bỏ cặn lắng. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc định hướng các giải pháp nhằm giảm thiểu cặn lắng góp phần phát huy tính năng và tăng tuổi thọ động cơ. Từ khóa cặn lắng cơ chế hình thành cặn lắng buồng cháy động cơ diesel. Abstract The paper presents an overview of the deposit formation in diesel engine combustion chamber by clarifying the physical and chemical mechanisms of the deposit formation and the deposit removal the factors affecting deposit formation by condensation sticking adsorption chemical reaction mechanisms and the factors influencing deposit removal by physical mechanical and chemical mechanisms. The paper also analyses and evaluates deposit parameters and images obtained from a number of typical case studies to verify the deposit formation and removal mechanisms. Research findings are significant to suggest measures to minimize deposits in the diesel engine combustion chamber contributing to enhancing the engine performance and engine durability. .