Bài viết bước đầu rút ra những kết luận về tác động của mối quan hệ này trong sự phát triển chung của hai nước nói riêng, đối với khu vực nói chung. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học Tập 49 - Số 2B 2020 tr. 21-31 HỢP TÁC AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ẤN ĐỘ VÀ MYANMAR TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2018 Lê Thế Cường 1 Phan Thị Châu 2 1 Trường Đại học Vinh 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Ngày nhận bài 18 01 2020 ngày nhận đăng 02 4 2020 Tóm tắt Xuất phát từ vị trí địa - chính trị quan trọng trong bàn cờ chiến lược ở khu vực Đông - Nam Á quan hệ an ninh quốc phòng Ấn Độ - Myanmar sau năm 1991 có những bước phát triển nổi bật. Bài viết trình bày diễn trình quan hệ an ninh quốc phòng Ấn Độ - Myanmar từ năm 1991 đến năm 2018 dưới lăng kính Chính sách hướng Đông và Hành động phía Đông của Ấn Độ. Qua đó bài viết bước đầu rút ra những kết luận về tác động của mối quan hệ này trong sự phát triển chung của hai nước nói riêng đối với khu vực nói chung. Từ khóa Chính sách đối ngoại quan hệ quốc phòng an ninh Ấn Độ Myanmar. 1. Mở đầu Ấn Độ và Myanmar là hai quốc gia láng giềng vốn có mối quan hệ truyền thống gần gũi và lâu đời. Trong thời kì thuộc Anh Myanmar là một bộ phận của Ấn Độ. Sau khi giành được độc lập cả hai nước tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ đó tuy nhiên mối quan hệ đó không phải lúc nào cũng ở trong trạng thái nồng ấm mà có lúc thăng lúc trầm. Từ năm 1962 đến năm 1988 là giai đoạn đóng băng trong quan hệ hai nước. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trước năm 1991 trong lĩnh vực an ninh quốc phòng do vậy còn hạn chế. Từ năm 1962 với cuộc đảo chính của tướng Ne Win quan hệ Ấn Độ - Myanmar trở nên xấu đi và luôn ở trong tình trạng lạnh nhạt. Những hợp tác của hai nước vì vậy cũng không có nhiều thành tựu. Hợp tác an ninh quốc phòng của hai nước trong giai đoạn này chủ yếu mang tính duy trì quan hệ và giải quyết một số vấn đề về phân định biên giới giữa hai nước. Theo đó Miến Điện Năm 1989 Hội đồng quân sự nắm quyền đã đổi tên nước thành Myanmar trước đó gọi là Miến Điện và Ấn Độ đã ký Hiệp định biên giới hiệp định này là cơ sở cho việc phân chia biên giới truyền thống giữa hai nước. Ministry of External Affairs Government of