Bài viết đề xuất quy trình dạy học kĩ thuật dựa trên mô hình 4C-ID nhằm giảm tải nhận thức trong quá trình dạy học kĩ thuật. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết. | VJE Tạp chí Giáo dục Số đặc biệt kì 2 tháng 5 2020 tr 135-139 ISSN 2354-0753 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 4C-ID TRONG DẠY HỌC KĨ THUẬT NHẰM GIẢM TẢI NHẬN THỨC Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên Nguyễn Thị Cúc Email nguyenthicucspkthy@ Article History ABSTRACT Received 16 4 2020 In Vietnam there are many studies on building a technical teaching model Accepted 08 5 2020 based on learning theories. However the studies on cognitive load theory and Published 25 5 2020 instructional design model to reduce cognitive load are still few. The article analyzes the memory model the cognitive load in the information processing Keywords process and the structure of the 4C-ID model. From there the author technical teaching 4C-ID proposes a technical teaching process based on 4C-ID model to reduce model cognitive load cognitive load in the technical teaching process. Those studies will contribute teaching design. to the theoretical basis for the specific design of technical and professional lessons. 1. Mở đầu Lí thuyết học tập là những khung khái niệm mô tả cách thức thông tin được hấp thụ xử lí và giữ lại trong quá trình học tập. Lí thuyết tâm lí học về nhận thức giải thích học tập dựa vào quá trình xử lí thông tin của bộ não để từ đó đưa ra các biện pháp kĩ thuật thúc đẩy học tập. Khái niệm tải nhận thức Cognitive load xuất hiện để giải thích hoạt động thần kinh hoạt động học tập bên trong tâm trí con người. Ngày nay quan điểm của lí thuyết tải nhận thức Cognitive load theory có ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế dạy học. Lí thuyết tải nhận thức cho rằng bộ nhớ làm việc có giới hạn và nếu bị quá tải thì việc học sự ghi nhớ và khả năng ứng dụng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Lí thuyết tải nhận thức thừa nhận rằng người học có ba nguồn tải nhận thức độc lập với nhau tải nhận thức bắt buộc tải nhận thức ngoại lai và tải nhận thức lược đồ. Cả ba nguồn tải nhận thức này cùng phối hợp với nhau tạo thành bộ nhớ làm việc trong suốt quá trình học tập của người học Nguyễn Văn Hạnh và Nguyễn .