Bài viết trình bày việc dùng lý thuyết của Fauconnier để khảo sát các kiểu không gian tri nhận ở cấp độ câu trong tiếng Việt. Kết quả khảo sát giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thức người Việt tạo sinh ngôn ngữ. Đồng thời nó giúp chúng ta có định hướng tốt cho việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài. | SỐ 7 2 2020 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHÔNG GIAN TRI NHẬN Ở CẤP ĐỘ CÂU TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Hoàng Phương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh nguyenhoangphuong@ Ngày nhận bài 05 11 2019 Ngày duyệt đăng 13 02 2020 Tóm tắt Theo Fauconnier 1995 một biểu thức ngôn ngữ bất kỳ đều gợi lên một vùng không gian tri nhận trong tâm thức của chủ thể. Nó có thể coi là không gian giả lập của không gian thực được tạo dựng trong tâm thức của người sử dụng ngôn ngữ. Nó là một chỉnh thể phối cảnh lớn có thể có nhiều tầng lớp. Các thành tố của nó được dựng lên từ các khung và mô hình tri nhận mà biểu thức ngôn ngữ phản ánh. Nó phụ thuộc nhiều yếu tố như khả năng lược đồ hóa tri thức nền phương thức phân tích tổng hợp ánh xạ phân vùng ý niệm của chủ thể. Trong bài viết này chúng tôi dùng lý thuyết của Fauconnier để khảo sát các kiểu không gian tri nhận ở cấp độ câu trong tiếng Việt. Kết quả khảo sát giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thức người Việt tạo sinh ngôn ngữ. Đồng thời nó giúp chúng ta có định hướng tốt cho việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài. Từ khóa cấp độ câu không gian tri nhận tâm thức tiếng Việt Cognitive space at the level of the sentence in Vietnamese Abstract According to Fauconnier 1995 for any language expression it always evokes a cognitive space in the consciousness of the perceptor. That space can also be considered as a space simulator of the real space created in the minds of language users. It is a large holistic perspective which can have many levels many layers. Every cognitive space contains its components and this space is created from the cognitive frames and cognitive patterns that the language expression reflects. It is made dependent on many factors such as the ability to schematize the background knowledge the analytical synthetic mapping methods the concept partitioning etc. of the perceptor. In this article we use the theory of cognitive space by Fauconnier to examine the .