Định lượng dư lượng DDT và HCH trong bùn bằng kĩ thuật sắc kí khí cột mao quản và detector bắt giữ điện tử (GC-ECD)

Bài báo này trình bày quy trình phân tích dư lượng DDT và HCH trong các mẫu bùn bằng phương pháp GC-ECD. Quy trình bao gồm: Phương pháp đánh giá giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ), độ chính xác của quy trình; Phương pháp xử lí mẫu và định lượng hàm lượng dư lượng hai nhóm DDT và HCH. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci. 2013 Vol. 58 No. 10 pp. 20-27 ĐỊNH LƯỢNG DƯ LƯỢNG DDT VÀ HCH TRONG BÙN BẰNG KĨ THUẬT SẮC KÍ KHÍ CỘT MAO QUẢN VÀ DETECTOR BẮT GIỮ ĐIỆN TỬ GC-ECD Đào Đình Thuần1 Đặng Đức Nhận2 và Đào Văn Bảy3 1 Khoa Môi trường Trường Đại học Mỏ Địa chất 2 Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam 3 Khoa Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dichloro-Diphenyl Trichloroethan DDT và hexachlorohexan HCH là hai trong số 13 nhóm các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong môi trường POP . Bài báo trình bày quy trình định lượng DDT bằng sắc kí khí cột mao quản với detector bắt giữ điện tử GC-ECD . Quy trình bao gồm Phương pháp đánh giá giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ độ chính xác của quy trình Phương pháp xử lí mẫu và định lượng dư lượng hai nhóm DDT và HCH. Quy trình đã được áp dụng phân tích định lượng các đồng phân của DDT và HCH trong các mẫu bùn thu góp từ 12 địa điểm khác nhau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy DDT hiện vẫn đang được sử dụng trong các khu đông dân cư tại đây và ở ven biển Đà Nẵng hàm lượng HCH và DDT trong sa lắng ngang mức hàm lượng của các chất ô nhiễm trong môi trường tương tự của khu vực Đông Nam Á. Từ khóa Dichloro-diphenyl trichloroethane Hexachlorohexane sắc kí khí cột mao quản detector bắt giữ điện tử. 1. Introduction Dichloro-Diphenyl Trichloroethane DDT và Hexachlorohexan HCH là hai trong số 13 nhóm các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong môi trường POP đã được Công ước Stockholm 2001 cấm sản xuất và sử dụng trên phạm vi toàn cầu 1 . Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã kí phê chuẩn tham gia Công ước ngày 22 7 2002. POPs là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy vì thời gian bán phân hủy của chúng trong môi trường thường là hàng trăm năm trở lên. POPs có mức chlo hóa cao mức phân cực rất thấp nên độ hòa tan trong nước rất kém nhưng tan rất tốt vào dung môi hữu cơ. Hằng số phân bố POPs giữa nước và octanol rất cao từ 106 trở lên. Chính vì vậy POPs tan tốt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.