"Bài giảng Những vấn đề cơ bản về công tác tuyên truyền miệng" thông tin đến các bạn với những kiến thức khái quát về tuyên truyền miệng; công tác chuẩn bị đề cương một bài tuyên truyền miệng; quá trình trình bày một bài tuyên truyền miệng. | NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG Người thực hiện Vũ Mạnh Tiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Hà Nội tháng 4 năm 2014 NỘI DUNG Khái quát về tuyên truyền miệng. Công tác chuẩn bị đề cương một bài tuyên truyền miệng. Quá trình trình bày một bài tuyên truyền miệng. Phần thứ nhất KHÁI QUÁT VỀ TUYÊN TRUYỀN MIỆNG 1. Khái niệm tuyên truyền miệng Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của công tác tuyên truyền được tiến hành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền người nói với đối tượng tuyên truyền người nghe chủ yếu bằng lời nói trực tiếp. 2. Những ưu thế đặc trưng của tuyên truyền miệng Là sự giao tiếp trực tiếp để cung cấp và trao đổi thông tin nên sử dụng được mọi ưu thế của giao tiếp trực tiếp. Có thể giải thích được những vấn đề mà vì một lý do nào đó không thể đưa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuyên truyền miệng qua hình thức đối thoại giữa người nói với người nghe là một hình thức tuyên truyền dân chủ nhất thực hiện được chức năng thông tin cả 2 chiều không mang tính áp đặt. Phần thứ hai CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐỀ CƯƠNG MỘT BÀI TUYÊN TRUYỀN MIỆNG 1. Nghiên cứu đặc điểm đối tượng Trong bài phát biểu tuyên truyền miệng đối tượng quy định việc xác định nội dung lựa chọn phương pháp phương tiện tác động đến người nghe. Đối với những đối tượng khác nhau nội dung phương pháp phát biểu trình bày phải khác nhau. Vì vậy nghiên cứu về đối tượng là công việc đầu tiên mà người báo cáo viên phải tiến hành. Nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội Các đặc điểm về thành phần xã hội giai cấp dân tộc nghề nghiệp học vấn giới tính tuổi người nghe. Thái độ của người nghe đối với nguồn thông tin và nội dung thông tin. 2. Xác định mục đích bài phát biểu Hoạt động tuyên truyền có mục đích thông tin cung cấp kiến thức mới hình thành củng cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực xã hội của người nghe. Như vậy một bài tuyên truyền miệng cần đạt được 3 yêu cầu là Nâng cao nhận thức Xây dựng củng cố niềm tin Cổ vũ đi tới hành .